Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, có những trường hợp hóa đơn bị viết sai và phải điều chỉnh. Khi đó, giữa người bán và người mua có thể lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78. Trong bài viết này, E-invoice sẽ cung cấp mẫu biên bản và quy trình điều chỉnh hóa đơn sai sót.
Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, có những trường hợp hóa đơn bị viết sai và phải điều chỉnh. Khi đó, giữa người bán và người mua có thể lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78. Trong bài viết này, E-invoice sẽ cung cấp mẫu biên bản và quy trình điều chỉnh hóa đơn sai sót.
Việc điều chỉnh hóa đơn là hành vi sửa đổi nội dung hóa đơn đã lập nhằm mục đích đảm bảo tính chính xác và hợp lý cho giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 78/2019/BTC và Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có một số trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn như sau: (1) Hóa đơn có sai sót về thông tin người mua: - Sai tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác trên hóa đơn. (2) Hóa đơn có sai sót về nội dung: - Sai mã số thuế của người mua hoặc người bán. - Sai số tiền ghi trên hóa đơn. - Sai thuế suất, tiền thuế. - Hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng. Trong trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót về nội dung, hai bên mua bán lựa chọn phương án xuất hóa đơn điều chỉnh và thống nhất cần lập biên bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh. Mặc dù biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử không phải là yêu cầu bắt buộc, việc lập và lưu giữ biên bản này được khuyến khích cho cả bên mua và bên bán. Biên bản đóng vai trò bằng chứng, giúp đảm bảo tính chắc chắn và minh bạch cho thủ tục điều chỉnh hóa đơn. >> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3.1 Khi phát hiện hóa đơn điều chỉnh giảm viết sai
Trên hóa đơn các mục thường viết sai như: Mã số thuế, ngày tháng thanh toán, đơn giá, tiền thuế,…
Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất, thuế GTGT đối với số hóa đơn, điều chỉnh ghi rõ ký hiệu tăng giảm.
Nếu trong trường hợp sai tên doanh nghiệp nhưng mã số thuế vẫn đúng thì kế toán doanh nghiệp chỉ cần ghi biên bản điều chỉnh và không lập hóa đơn điều chỉnh.
Số tiền chiết khấu khi kết thúc kỳ chiết khấu bán hàng, doanh nghiệp có thể lập hóa đơn điều chỉnh, trong đó liệt kê số hóa đơn điều chỉnh, số tiền điều chỉnh và số thuế.
Tải file biên bản điều chỉnh hóa đơn mẫu chung (mới nhất) TẠI ĐÂY
Hiện nay trên phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đã có sẵn mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn giúp kế toán xử lý các trường hợp hóa đơn sai sót được nhanh chóng, thuận tiện hơn:
Để giúp bạn dễ dàng ghi các thông tin trên biên bản điều chỉnh hóa đơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng mục bạn có thể tham khảo.
Bên bán đã chuyển sang áp dụng hóa đơn theo thông tư 78, nhưng sau đó phát hiện các hóa đơn đã xuất ở quy định cũ (Nghị định 51/2010/NĐ-CP) đã gửi cho người mua bị sai thì thực hiện như sau:
Cần hiểu về bản chất rằng: Biên bản điều chỉnh/thay thế hóa đơn điện tử không phải văn bản bắt buộc, mà chỉ lập khi bên bán và bên mua đã có thỏa thuận trước đó về việc phải lập Biên bản (văn bản) thỏa thuận ghi rõ sai sót trước khi lập hóa đơn Điều chỉnh/Thay thế cho hóa đơn đã bị sai.
Tùy vào từng lỗi sai trên hóa đơn điện tử gặp phải khác nhau mà kế toán cần sử dụng các mẫu biên bản điều chỉnh tương ứng.
Một số biên bản điều chỉnh hóa đơn thường gặp như: sai mã số thuế, sai số tiền, giảm doanh thu, sai tổng tiền.
Tham khảo mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn (TT78).
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử. Tải xuống Tại đây.
Trong khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư 39/2019/TT-BTC đã quy định trường hợp doanh nghiệp được lập hóa đơn điều chỉnh giảm khi số tiền chiết khấu lập khi kết thúc kỳ chiết khấu thương mại kèm theo bảng kê khai các số hóa đơn, số tiền và số thuế cần phải điều chỉnh.
Tại Thông tư 32/2011/TT-BTC có quy định hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ không được ghi dấu âm. Nhưng hiện tại, trong Thông tư 78/2021/TT-BTC đã quy định hóa đơn điều chỉnh được phép sử dụng dấu âm để điều chỉnh giảm đúng với thực tế khi giá trị trên hóa đơn có sai sót.
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 19 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khoản 6 Điều 12 của Thông tư số 78/2021/TT-BTC, biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử có thể sẽ cần được lập trong một số trường hợp sau:
Đối với công trình xây dựng đã quyết toán nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết toán làm thay đổi giá trị phải nộp giảm đi thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm và hai bên sẽ giải quyết sau khi nhập hàng.
MISA meInvoice – thuộc top phần mềm xuất hóa đơn điện tử tốt nhất giúp kế toán có thể dễ dàng tạo lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử bằng biểu mẫu có sẵn trên hệ thống và gửi tới khách hàng tức thời.
Sau đây là hướng dẫn lập BBĐC hóa đơn điện tử ngay trên MISA meInvoice
Hy vọng với các thông tin Meinvoice cung cấp đã giúp bạn đọc nắm được mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử cũng như các quy định hiện hành. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
Với 25 năm kinh nghiệm chuyên về lĩnh vực tài chính kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai Thuế (T-VAN),… cho hơn 250.000 Doanh nghiệp và đội ngũ chuyên viên tư vấn đông đảo, nắm rõ chuyên môn nghiệp vụ về hóa đơn và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Doanh nghiệp yên tâm lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA – Đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người mua và người bán đã khai thuế nhưng phát hiện có sai sót thì người mua và người bán phải lập biên lai điều chỉnh giảm hoặc tăng có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ lỗi. Riêng người bán sẽ lập hạch toán hóa đơn điều chỉnh.
Tải mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn do ghi sai đơn giá TẠI ĐÂY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ SAI SÓT
(Số: …/2022/BBĐCHĐ-… )
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số …/2022/HĐKT-…………. ký ngày … /… /20…
Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định về hoá đơn, chứng từ
Căn cứ Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Hôm nay, ngày … tháng … năm 202… hai bên chúng tôi gồm có:
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY ………………
Đại diện: Ông/Bà …………… Chức vụ: ………………..
Đơn vị mua hàng: CÔNG TY ………………
Đại diện: Ông/Bà ……………. Chức vụ: ……………………..
Hai bên thống nhất lập biên bản để điều chỉnh hoá đơn số ……………, ký hiệu…………….., ngày…/…/20…, mã cơ quan thuế …………………………….
Lý do điều chỉnh: Hóa đơn điện tử viết sai đơn giá.
1. Nội dung đã ghi sai: tại hóa đơn số …………., ký hiệu ……………, ngày ……………………
2. Nội dung đúng theo thỏa thuận:
3. Hai bên thống nhất điều chỉnh như sau:
Do hóa đơn viết đơn giá sai cao hơn thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế số …/2022/HĐKT-………-………… nên bên bán sẽ xuất hóa đơn điều chỉnh số……….., ký hiệu…….. vào ngày ………. để điều chỉnh giảm đơn giá của Máy ảnh Sony-X3R54, cụ thể:
Số tiền điều chỉnh sẽ được hai bên thực hiện kê khai hạch toán theo quy định.
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA