Các Trường Đại Học Trực Thuộc Bộ Công Thương

Các Trường Đại Học Trực Thuộc Bộ Công Thương

Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi tắt là HUFI – Mã trường DCT) là một trong những trường Đại học công lập thuộc top công nghệ, kỹ thuật, kinh doanh tại Việt Nam, trực thuộc Bộ Công thương.

Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi tắt là HUFI – Mã trường DCT) là một trong những trường Đại học công lập thuộc top công nghệ, kỹ thuật, kinh doanh tại Việt Nam, trực thuộc Bộ Công thương.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công thương

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công thương được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Nội vụ ban hành, theo đó bao gồm:

a) Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp;

b) Trung tâm Xúc tiến thương mại (chỉ thành lập khi không có Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp trưởng, phó cấp trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc sở do Giám đốc Sở Công Thương quyết định theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn về các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công thương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BCT-BNV. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Tham dự chương trình có đồng chí Lê Việt Long – Chánh Thanh tra Bộ; Đồng chí Nguyễn Thế Hiếu – Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ. Cùng đại diện Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam,  lãnh đạo, đại diện các cơ sở giáo dục đại học là thành viên của CLB khối các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS Phạm Thị Thu Hoài – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp cho biết với truyền thống 68 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã khẳng định được vai trò giáo dục và đào tạo của mình, với đa lĩnh vực, đa ngành nghề, Nhà trường cũng đã đào tạo nhiều thế hệ thợ giỏi, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và nguồn nhân lực cho Công nghiệp, thương mại, dịch vụ phù hợp với chủ đề của buổi tọa đàm hôm nay và hy vọng qua buổi tọa đàm với định hướng và chia sẻ của Hiệp hội, sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công thương cùng với sự giao lưu gặp gỡ với tất cả các quý thầy cô đến từ các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công thương sẽ là cầu nối để CLB nói chung và Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp nói riêng được học hỏi kinh nghiệm, được kết nối hợp tác không chỉ ở mảng chủ đề chính của toạ đàm mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cơ sở GD ĐT. Thông qua buổi tọa đàm, PGS.TS Phạm Thị Thu Hoài cũng mong muốn triển khai sớm các nội dung hợp tác đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt tạo sự kết nối, sự đoàn kết của khối trường thuộc Bộ từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung và đối với ngành Công Thương nói riêng.

Phát biểu khai mạc tọa đàm PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Hiệu trưởng trường Đại học Công thương TP Hồ Chí Minh, chủ nhiệm CLB cho hay, trải qua một thời gian dài chuẩn bị, tọa đàm diễn ra với mục đích giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Nội dung trong tọa đàm với 3 chủ đề chính đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Qua các báo cáo cụ thể sẽ tìm ra được giải pháp, định hướng giáo dục đến tất cả các đơn vị trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi về vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực ngành Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ với 3 tham luận;

Tham luận 1: Cơ cấu và trình độ đào tạo lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các thập niên đầu của thế kỷ 21. Qua tham luận, TS. Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp để cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân để đồng bộ với thực trạng phát triển của từng cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với xu hướng quốc tế.

Tham luận 2: Đẩy mạnh nguồn nhân lực ngành Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ theo mô hình đào tạo liên kết giữa các Trường Cao đẳng, Đại học. PGS.TS. Nguyễn Hữu Quang – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp đã làm rõ luận điểm về thực trạng nhu cầu xã hội đang tăng mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Từ thực trạng hiện nay, cơ cấu nguồn nhân lực đang phân bố không đồng đều và tỷ lệ lao động qua đào tạo đang ở mức thấp, năng lực của nguồn nhân lực nhìn chung chưa được đánh giá cao khi nhiều sinh viên sau khi ra trường còn thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng công nghệ và kỹ năng ngoại ngữ. Các đơn vị đào tạo chưa có sự đồng đều trong năng lực đào tạo và chưa phát huy được năng lực, thế mạnh của từng trường nên vẫn còn tình trạng đào tạo thừa nhân lực trong nhiều lĩnh vực. Do đó, để đáp ứng cơ cấu nguồn nhân lực và nâng cao năng lực đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội, các cơ sở đào tạo bên cạnh việc phát huy những thế mạnh của mình cần đầu tư và phát huy các chương trình liên kết với các trường uy tín nước ngoài, tăng cường liên kết giữa các trường thuộc Bộ Công Thương với nhau.

Tham luận 3: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với sự thay đổi chính sách pháp luật trong đào tạo nguồn nhân lực các ngành Công nghiệp Thương mại và Dịch vụ. Qua bài tham luận TS. Lê Việt Long – Chánh Thanh tra Bộ Công Thương nêu giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động là phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tiên là việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cấp. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo kỹ năng nghề ngay tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để giảm chi phí đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Bên cạnh đó tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động; mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo. Chú trọng hình thành thị trường dịch vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp và tiến hành xã hội hoá sâu rộng trong giáo dục nghề nghiệp.

Kết thúc buổi Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Công thương TP Hồ Chí Minh , Chủ nhiệm CLB thay mặt Ban tổ chức gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Bộ Công thương, Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, Ban tổ chức CLB và khẳng định với vai trò của mình sẽ giúp đỡ, hỗ trợ chia sẻ hết mình và mong các trường sẽ luôn gắn kết giúp đỡ nhau ngày càng phát triển. Qua buổi Tọa đàm, BTC đã ghi nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đại biểu tham dự toạ đàm, BTC rất mong các kết quả nghiên cứu, các ý kiến đóng góp sẽ được tiếp tục hoàn thiện và triển khai trong thực tế để góp phần thúc đẩy sự phát triển chính sách và nhân lực ngành Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ.