Chiều 22/3, tại thành phố Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ bế mạc, trao giải Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023 – 2024.
Chiều 22/3, tại thành phố Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ bế mạc, trao giải Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023 – 2024.
+ Tỷ lệ thành công của tất cả các loại thuốc 50%-80% (Phụ thuộc vào cơ địa hợp thuốc,thái độ điều trị,mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân bệnh) – Không có loại thuốc nào có thể cam kết 100% trên mọi cơ địa và trên mọi trường hợp.
+ Thuốc thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên thầy cam kết không chất bảo quản, không chất độc hại không trộn thuốc tây y- cam kết 100% từ thảo dược thầy chịu hoàn toàn trách nhiệm về chuyên môn bào chế và thành phần của tất cả các sp, ai kiểm nghiệm thuốc thầy có bất cứ thành phần độc hại nào thì thầy xin đền 1 tỷ và bỏ nghề!
+ Tuy là thuốc thiên nhiên nhưng sử dụng phải đúng liều lượng hướng dẫn, sản phẩm thầy cũng cân đo, đong đếm theo đúng liều lượng YHCT ,Kiên trì tuân thủ đúng phác đồ điều trị để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Thuốc Thiên nhiên an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, thải độc, cân bằng âm dương trong cơ thể, có thể sử dụng lâu dài mà không hại sức khỏe và chữa được các bệnh mãn tính.
+ Thầy chỉ nhận chữa những bệnh đã từng điều trị cho nhiều bệnh nhân, tỷ lệ thành công cao và thuốc hiệu quả Nên khi bệnh nhân báo kết quả bệnh viện hay nguyên nhân bệnh nếu thầy có khả năng giúp được thầy sẽ nhận. Các bệnh liên quan đến ung thư,bệnh về hội chứng hay các bệnh về bẩm sinh,đột biến nhiễm sắc thể liên quan đến tế bào,…. Là những bệnh Không chữa được, không có thuốc, Uống thuốc cũng không có tác dụng Nên những bệnh đó Thầy không nhận điều trị.
+ Không có bất kỳ 1 loại thuốc nào điều trị mà vĩnh viễn không tái phát nếu không giữ gìn cơ thể và kiêng hem đầy đủ sau điều trị. Nên sau khi điều trị khỏi bệnh , Bệnh nhân nên giữ gìn cơ thể, ăn uống sinh hoạt khoa học để giữ cơ thể khỏi bệnh tránh tái phát.
+ Mỗi nhà thuốc hay mỗi thầy thuốc đều có bí quyết riêng, chuyên môn,kinh nghiệm riêng và thành phần trong sản phẩm cũng hoàn toàn khác nhau . Tất cả SP thầy đều làm tâm huyết , lấy nguyên liệu tốt nhất có thể, đầy đủ vị để bệnh nhân chữa bệnh hiệu quả và chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ an toàn và hiệu quả sản phẩm nên yêu cầu bệnh nhân vui lòng không so sánh giá sản phẩm,Thuận mua vừa bán mọi thứ đều là tự nguyện không bắt buộc.Tất cả thầy đều tư vấn chính xác, đầy đủ, rõ ràng,công khai, minh bạch.Thầy chia sẽ thắn thắn vậy bệnh nhân nào không hài lòng thì mong bệnh nhân thông cảm cho thầy.
+ Thầy hành nghề và mở phòng khám chẩn trị YHCT được Sở Y Tế và Trung ương hội Đông Y Việt Nam cấp phép ngoài điều trị bào chế thuốc còn bắt mạch và điều trị trực tiếp tại phòng khám nhiều phương pháp chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền nên bệnh nhân ở gần hoặc có điều kiện mời qua phòng khám thầy tại Xóm 4, Tăng Thành, Yên Thành, Nghệ An. Ai ở xa quá không về được thầy sẽ nghiên cứu thuốc và gửi về tận nhà cho bệnh nhân điều trị theo hướng dẫn và theo dõi ,liên hệ liên tục trong quá trình điều trị cùng thầy để đạt hiệu quả cao nhất.
Cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, nhiều năm liền, Lương y Vũ Tuấn Dương đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam tặng bằng khen và nhiều lần được các cấp hội trong tỉnh khen thưởng. Đặc biệt, năm 2019, Nhà thuốc gia truyền Lộc Thiên đã được công nhận là “Thương hiệu xuất sắc năm 2019” tổ chức tại nhà hát bến thành được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV1 do Liên Hiệp Khoa Học Phát Triển Doanh Nghiệp Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Trung Tâm Chống Hàng giả và Bộ Khoa Học Công Nghệ. Hi vọng trong thời gian tới Nhà thuốc gia truyền Lộc Thiên phát triển mạnh mẽ hơn nữa, giữ vững được chất lượng và thương hiệu, góp phần mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người dân Việt.
Xung quanh vấn đề này, Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF, Tập đoàn Vingroup đã có buổi trao đổi với báo chí về hành trình của VINIF trong 5 năm vừa qua.
Phóng viên (PV): Điểm khác biệt của quỹ VINIF là gì thưa ông?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tư tưởng chủ đạo của VINIF là làm sao tạo được một cơ chế làm việc hợp lý, minh bạch và văn minh. Qua môi trường này, chúng tôi mơ ước có thể truyền cảm hứng để tạo ra một lớp nhà khoa học trẻ có năng lực, trung thực và có trách nhiệm xã hội.
Quỹ cố gắng giúp các nhà khoa học ưu tú những điều kiện tốt nhất, nhất là về tài chính, để họ có thể hoàn thành các mục đích của họ và các điều kiện đó tới được họ với thủ tục hành chính đơn giản và đúng hạn. Các nhà khoa học làm chủ các thành tựu của họ và được tạo điều kiện đăng ký các bằng phát minh ở nước ngoài để ghi dấu ấn cho nền khoa học Việt Nam.
5 năm qua, các chương trình tài trợ của chúng tôi đã thu hút được sự tin tưởng từ các nhà khoa học, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, cao hơn nữa là sự theo dõi sát sao từ các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách. Chúng tôi hy vọng đây là tiền đề để tạo ra những bước ngoặt lớn hơn trong việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
PV: Ông có thể đưa ra một ví dụ về việc quỹ có thể thay đổi tư duy của giới trẻ về làm khoa học?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ cơ bản nhất là vấn đề học bổng cho tiến sĩ. Cách đây 6-7 năm anh Hoàng Minh Sơn, lúc đó là Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa và hiện tại là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chia sẻ với tôi, trường Bách Khoa là trường điểm của Việt Nam, đầu vào của sinh viên rất tốt nhưng mà sau đại học gần như không ai đăng ký cả, điều này rất lạ. Lý do là mọi người nghĩ chỉ lấy thêm một tấm bằng mà việc lấy thêm tấm bằng ấy rất tốn kém. Nếu không có học bổng thì sinh viên sau đại học phải đi kiếm việc nuôi sống mình, việc ấy khiến chất lượng đào tạo không thể cao. Việt Nam mà làm hai việc như thế thì có thể kéo dài đến 20 năm. Như chúng tôi học tiến sĩ ở nước ngoài trong vòng 4-5 năm chỉ có mỗi nghiên cứu thôi không làm gì khác cả.
Sau khi có học bổng đủ cho sinh viên sống một cách cơ bản thì số lượng sinh viên đăng ký học sau tiến sĩ tại Đại học Bách Khoa tăng lên rất cao. Bây giờ đã tạo thành một trào lưu, một quan niệm làm tiến sĩ là một nghề. Nghề ấy, bằng ấy sẽ bắt đầu cho một hành trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn, rất dài về sau chứ không phải lấy bằng ấy để lên chức hay gì cả. Tôi nghĩ đấy là quan niệm đúng đắn về việc làm khoa học.
PV: Có ý kiến cho rằng nhà khoa học phải có tư duy của doanh nghiệp, doanh nhân. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ đó là tùy theo mảng hay lĩnh vực khoa học mình làm như thế nào. Làm khoa học cơ bản thì không cần tư duy của doanh nhân. Làm khoa học ứng dụng thì chưa hẳn cần tư duy như một doanh nhân mà chỉ cần tư duy như một người có ý tưởng ứng dụng, tức là họ muốn sản phẩm ấy phải có giá trị thật. Còn bước triển khai thì mới thực sự là phải tư duy hơi giống doanh nhân một chút để có thể thấy sản phẩm này nó đang ở đơn vị 1-2 sản phẩm trong phòng thí nghiệm thì nhân lên 1 ngàn hay 10 ngàn sản phẩm thì có giá trị thực tế hay lãi suất thực tế không.
PV: Theo ông, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam có nên huy động các nguồn lực để lập các quỹ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng của khoa học tại Việt Nam không?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ đấy là một việc rất nên làm. Thứ nhất là cho đất nước nói chung, thứ hai là nó cũng có lợi ích riêng cho các tập đoàn. Việc các tập đoàn ủng hộ nghiên cứu có hai loại, các tập đoàn mở ra các cơ quan nghiên cứu của họ hoặc mở ra các quỹ ủng hộ nghiên cứu của xã hội nói chung thì cả hai cách đấy đều nên làm.
PV: Phần thưởng lớn nhất đối với ông nói riêng hay quỹ VINIF nói chung sau 5 năm là gì?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Rất nhiều nhà khoa học bây giờ đã lấy việc được học bổng hay tài trợ của VINIF như một chuẩn mực trong hồ sơ của mình. Khi họ được học bổng hay tài trợ của VINIF thì bản thân giá trị công trình của họ có được sự minh chứng. Và hơn hết là tự hào của những nhà khoa học khi họ được tài trợ hay học bổng của VINIF. Đó chính là mục đích mà chúng tôi hướng đến để việc tài trợ có sự uy tín và sự thay đổi nhất định trong việc làm khoa học. Sự tin tưởng từ các nhà khoa học, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu đó là phần thưởng lớn nhất đối với chúng tôi.
Điều chúng tôi cảm thấy được nhất là sự thay đổi văn hóa làm khoa học như thế nào và làm khoa học để làm gì? Đó là một quá trình dài và nó cũng phải đấu tranh với những quan niệm khác theo tôi là không đúng đắn. Theo tôi, đó là một quá trình cần sự bền bỉ nhất định nhưng một khi thành công thì đó sẽ là một nền tảng rất tốt để toàn xã hội phát triển. Tất cả các xã hội phát triển, các nước tiên tiến họ đều dựa trên một lực lượng làm khoa học mà có văn hóa làm khoa học đúng đắn. Đấy là cái thay đổi lớn nhất chúng tôi muốn mang đến.
PV: Từ thành công 5 năm đầu tiên của VINIF, ông có thể cho biết về kế hoạch sắp tới của quỹ?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Kế hoạch của chúng tôi luôn luôn tùy theo nhu cầu của giới khoa học. Tôi có giới thiệu 7 chương trình khác nhau của quỹ nối nhau theo từng năm chứ không phải từ lúc mở ra là có ngay nên kế hoạch sẽ tùy theo sự đón nhận của giới khoa học hiện nay.
Chúng tôi hy vọng VINIF ngày càng tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực trong xã hội, nhất là trong đời sống khoa học và tác phong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Để tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, vai trò của chính các nhà khoa học cũng rất quan trọng. Việc tạo nên một nhận thức đúng đắn vai trò của khoa học và của việc nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học và cũng một phần là trách nhiệm xã hội của họ. Quỹ VINIF sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng khoa học Việt Nam trên con đường này.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư Vũ Hà Văn!