Hiện nay Đại học Bách Khoa Hà Nội có 4 mã ngành đào tạo về Kỹ thuật cơ điện tử đó là : ME1 (Kỹ thuật cơ điện tử), ME-E1 (Kỹ thuật cơ điện tử chương trình tiên tiến), ME-LUH (Cơ điện tử – Đại học Leibniz Hannover (Đức)) và ME-NUT (Cơ điện tử – đại học Nagaoka (Nhật Bản)).
Hiện nay Đại học Bách Khoa Hà Nội có 4 mã ngành đào tạo về Kỹ thuật cơ điện tử đó là : ME1 (Kỹ thuật cơ điện tử), ME-E1 (Kỹ thuật cơ điện tử chương trình tiên tiến), ME-LUH (Cơ điện tử – Đại học Leibniz Hannover (Đức)) và ME-NUT (Cơ điện tử – đại học Nagaoka (Nhật Bản)).
Cùng với sự hội nhập và phát triển toàn cầu, Cơ điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì thế, ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ yêu thích máy móc và công nghệ. Hôm nay, cùng huongnghiep.hocmai.vn review tất tần tật những điều cần biết về ngành này nhé!
Kỹ thuật cơ điện tử – Ngành hấp dẫn với người đam mê máy móc công nghệ
Kỹ thuật cơ điện tử hay còn được gọi là Cơ điện tử, là sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện tử. Bạn có thể hiểu đơn giản thế này: Các kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng không có kiến thức về cơ khí, còn các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, kỹ sư điện tử có thể điều khiển và kết nối tín hiệu nhưng lại không thể kết nối trí thông minh nhân tạo vào các thiết bị cơ khí để điều khiển. Chính vì vậy, kỹ sư Cơ điện tử ra đời có thể đáp ứng hết các thiếu sót trên và phối hợp nền tảng của các ngành lại với nhau.
Một kỹ sư cơ điện tử sẽ đưa hệ thống điều khiển bằng điện tử vào sản phẩm cơ khí, thông qua hệ thống điện tử kết nối với hệ thống trí thông minh nhân tạo để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Một ví dụ tiêu biểu cho sản phẩm của cơ điện tử đó là Robot. Theo học ngành này bạn có thể nghiên cứu tạo ra robot và các hệ thống tự động hóa để tăng độ chính xác của công việc và giảm sự phụ thuộc vào con người.
Robot – sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính; hệ thống điều khiển nhúng, đo lường và điều khiển thông minh; hệ thống nén – thủy lực; và các kiến thức về robot, cảm biến. Một số môn học tiêu biểu có thể kể đến: thiết kế hệ thống số, các hệ thống cơ điện tử, mạch giao diện máy tính, đo lường và dụng cụ đo, truyền động cơ khí, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi,…
Bên cạnh đó, bạn còn được đào tạo phát triển các kỹ năng: tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy logic, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,…giúp phát huy tối đa các tố chất cần thiết của một người kỹ sư cơ điện tử.
a) Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với tổ hợp môn không có môn chính: ĐX = [(Môn 1+ Môn 2 + Môn 3)] + Điểm ưu tiên1 b) Xét tuyển theo điểm thi TN THPT năm 2024 có với tổ hợp môn có môn chính: ĐX = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính) x 3/4 ] + Điểm ưu tiên1 c) Xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) năm 2023 và 2024, tổ hợp K00, thang điểm 100: ĐX = Điểm thi ĐGTD2 + Điểm ưu tiên3 + Điểm thưởng4 Điểm xét được làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy. ----------------------------- 1) Điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục Mầm non (Ban hành kèm theo thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). (2) Điểm thi ĐGTD là điểm cao nhất trong các lần thi ĐGTD năm 2023 và năm 2024. (3) Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực quy về thang điểm 100. (4) Điểm thưởng đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) hoặc tương đương, theo Quy chế tuyển sinh đại học của ĐHBK Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 4516/QĐ-ĐHBK ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội) * Đại học Bách khoa Hà Nội không xét các tiêu chí phụ
Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp của Nhà nước và các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đều sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiến tiến nhất để tăng chất lượng và năng suất sản phẩm. Chính vì thế sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.
Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng sáng tạo, thiết kế các sản phẩm cơ điện tử; ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến nhất; vận hành, bảo dưỡng, bảo trì và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có,… Nhờ đó bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần mềm và phần cứng, điều khiển máy móc, hệ thống sản xuất tự động, thiết bị tự động,….đây là vị trí rất “hot” được tuyển dụng nhiều tại các nhà máy sản xuất.
– Chuyên viên tư vấn công nghệ, lập trình kỹ điều khiển, thiết kế kỹ thuật, chuyển giao và thi công các dây chuyền, hệ thống tự động và bán tự động tại các công ty về điện, điện tử, cơ khí,…
– Nếu bạn có đủ trình độ và kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp liên quan đến cơ điện tử.
Với sinh viên chương trình tiên tiến và liên kết đào tạo, bạn hoàn toàn có đủ kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ để làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc trực tiếp sang nước ngoài làm việc với mức thu nhập trong mơ.
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng, thay đổi diện mạo khoa học công nghệ thế giới thì đây chắc chắn là lựa chọn hàng đầu!
Ngày 30/7/2017, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2017 như sau:
Điện - Điều khiển và Tự động hóa
Hóa - Sinh - Thực phẩm và Môi trường
Vật lý kỹ thuật–Kỹ thuật hạt nhân
Cơ điện tử - ĐH Nagaoka (Nhật Bản)
Điện tử -Viễn thông - ĐH Leibniz Hannover (Đức)
Hệ thống thông tin - ĐH Grenoble (Pháp)
Công nghệ thông tin - ĐH La Trobe (Úc)
Công nghệ thông tin - ĐH Victoria (New Zealand)
Quản trị kinh doanh - ĐH Victoria (New Zealand)
Quản trị kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ)
Khoa học máy tính - ĐH Troy (Hoa Kỳ)
Quản trị kinh doanh - ĐH Pierre Mendes France (Pháp)
Theo PGS. Vũ Duy Hải – Trưởng Ban Tuyển sinh – Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, tính tới thời điểm 17h30 chiều nay, công tác lọc ảo của nhóm xét tuyển miền Bắc do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì đã hoàn thành nhiệm vụ theo quy trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù số lượng nguyện vọng phải xử lý trên hệ thống tăng gần gấp đôi so với năm 2023 nhưng kết quả lọc ảo đã được bàn giao cho các trường trong nhóm đúng kế hoạch.
Về điểm chuẩn trúng tuyển vào các chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội khá sát so với mức Nhà trường đã dự báo. Hầu hết các thí sinh đã tận dụng tối đa cơ hội để xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội khi sử dụng cả điểm thi ĐGTD (TSA) và điểm thi tốt nghiệp THPT.
Chương trình Khoa học máy tính (IT1) lấy điểm chuẩn cao nhất là 83.82 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 28.53 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT. Chương trình Kỹ thuật máy tính (IT2) lấy điểm chuẩn là 82.08 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 28.48 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT, cao thứ hai năm nay. Kế đó chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) với số điểm tương ứng là 81.6 và 28.22 điểm.
Hai chương trình có điểm chuẩn thấp nhất năm nay là TROY-IT và TROY-BA với mức điểm là 50.29 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 21 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT.
Với điểm thi ĐGTD, mức điểm chuẩn khá ổn định so với năm 2023. Còn đối với điểm thi tốt nghiệp THPT, mức điểm chuẩn đã giảm nhẹ so với năm 2023. Lý do là Đại học Bách khoa Hà Nội đã dành thêm các chỉ tiểu xét vào các chương trình "hot" như Khoa học máy tính, Điều khiển và tự động hóa, Bán dẫn vi mạch bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào các chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 như sau:
Năm 2023, điểm chuẩn cao nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội là 83.97 theo điểm thi ĐGTD và 29.42 theo điểm thi tốt nghiệp THPT đối với chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10). Các chương trình còn lại lấy không dưới 50.4 theo điểm thi ĐGTD và 21 điểm theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
Năm học 2024-2025, học phí các chương trình chuẩn tại Đại học Bách khoa Hà Nội từ 12-15 triệu đồng/học kỳ. Đối với các chương trình chất lượng cao (Elitech), học phí giữ ổn định ở mức từ 16,5-21 triệu đồng/học kỳ. Các chương trình song bằng, hợp tác quốc tế có mức từ 22,5-29 triệu đồng/học kỳ. Riêng 2 chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14) có học phí 32-33,5 triệu đồng/học kỳ.
Đại học Bách khoa Hà Nội có nhiều nguồn học bổng dành cho sinh viên. Năm học 2023-2024, Nhà trường dành khoảng 70 tỷ đồng làm Quỹ học bổng KKHT cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt. Với các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có rất nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn học bổng có giá trị: Học bổng KKHT, học bổng Trần Đại Nghĩa (dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn), học bổng từ doanh nghiệp.