Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam là một câu chuyện có 2 phiên bản khác nhau. Chính vì 2 phiên bản trái ngược đưa đến một cuộc khủng hoảng quan hệ ngoại giao Đức-Việt Nam. Ngày 22 tháng 9 năm 2017, Bộ Ngoại giao Đức gửi thông báo cho báo chí nói hiện Berlin đã "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam và trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao Việt Nam,[1][2] sau khi Ông Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam ở Berlin bị trục xuất vào ngày 4 tháng 8 năm 2017.[3]
Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam là một câu chuyện có 2 phiên bản khác nhau. Chính vì 2 phiên bản trái ngược đưa đến một cuộc khủng hoảng quan hệ ngoại giao Đức-Việt Nam. Ngày 22 tháng 9 năm 2017, Bộ Ngoại giao Đức gửi thông báo cho báo chí nói hiện Berlin đã "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam và trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao Việt Nam,[1][2] sau khi Ông Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam ở Berlin bị trục xuất vào ngày 4 tháng 8 năm 2017.[3]
(*) Vì sự thay đổi phân chia giữa các đơn vị hành chính cấp huyện , xã , thôn thường diễn ra dẫn đến khoảng biên độ mã bưu chính rất phức tạp . Nhưng mã bưu chính của từ khu vực dân cư là cố định , nên để tra cứu chính xác tôi sẽ thể hiện ở cấp này số lượng mã bưu chính
Các bạn có thể tra cứu thông tin của các cấp đơn vị hành chính bằng cách bấm vào tên đơn vị trong từng bảng hoặc quay lại trang Thông tin tổng quan Việt Nam hoặc trang thông tin vùng Bắc Trung Bộ
Báo FAZ Đức, điều tra cùng với tờ báo Slovak "Denník N" của Slovakia ngày 2.08.2018, cáo buộc ông Robert Kaliňák, cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, hiển nhiên có dính líu tới việc đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Theo các nhân viên cảnh sát tháp tùng đoàn xe đón phái đoàn Việt Nam, Kaliňák đứng đợi ở bãi đậu xe của khách sạn Borik. Ông có vẻ căng thẳng hồi hộp và khẩn trương nói chuyện qua máy điện thoại di động. Ông Kaliňák phủ nhận cả hai việc này. Khi các chính trị gia của hai nước họp trong khách sạn, phái đoàn Việt Nam đưa ra một yêu cầu, họ muốn cho thêm một chiếc xe khác đi cùng với đoàn xe ra sân bay Pressburg để bay đi Moscow, chiếc xe này mang biển số Cộng hòa Séc. Đó là chiếc xe mà các nhà điều tra Đức từ lâu nhờ dữ liệu định vị GPS đã cho rằng nạn nhân bị bắt cóc được vận chuyển đến đậu ở phía trước khách sạn Borik. Hai bên đồng ý là hành khách sẽ được chuyển sang xe cảnh sát Slovakia. Đó là lần đầu tiên các cảnh sát thấy ông Thanh, bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và không thể tự đi một mình. Người lập biên bản cuộc họp của Bộ Nội vụ, ông Radovan Čulák, nói với họ: " Kaliňák biết về việc này, đó là lợi ích của quốc gia" và cho biết người Việt này bị say rượu và ngã xuống cầu thang. Kaliňák thì lại cho là, không ai ở trong tình trạng bị thương, sức khỏe không tốt, hay không đi lại được bình thường. Tất cả 12 người lên máy bay, Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi.[83]
Vào ngày 20 tháng 4 năm 2022 cựu phó thủ tướng Slovenia Robert Kaliňák đã bị chính quyền Slovenia bắt giữ và buộc tội vì thành lập, âm mưu và hỗ trợ một tổ chức tội phạm.[84]
Tại Berlin, Đức, Tòa Thượng thẩm hôm 2/11/2022 mở phiên tòa xét xử bị cáo Lê Anh Tú, một người Việt cư trú tại Cộng hòa Czech. Ông Tú bị cáo buộc đã tham gia hoạt động gián điệp và đã lái một số xe chở đội an ninh mật của Việt Nam đi thực hiện vụ bắt cóc hôm 13/7/2017, sau đó tiếp tục chở ông Trịnh Xuân Thanh từ địa điểm bị bắt cóc vào Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.[85],[86] Theo phía công tố, ông Tú cùng với tám người khác đã lái xe chở Trịnh Xuân Thanh từ Brno, Cộng Hoà Séc đến Bratislava, Slovakia. Từ đây, ông Thanh được đưa lên chiếc máy bay được ông Tô Lâm mượn của Chính phủ Slovakia để bay đến thủ đô Moskva của Nga.[87]
Ngày 30 tháng 1 năm 2023, Tòa án Berlin xử phạt bị cáo Lê Anh Tú, người tham gia hỗ trợ trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và tình nhân của ông ta, năm năm tù. Đó là một quyết định cho thi hành mà Chánh Án cho là của bộ trưởng Nội vụ Tô Lâm. Bị cáo, 26 tuổi vào thời điểm gây án, lái xe tự mướn cho mình từ Prague, thủ đô Cộng Hoà Czech, sang Berlin tham gia vụ bắt cóc. Sau đó, bị cáo chở nạn nhân và một phần của nhóm bắt cóc đến Bratislava, nơi họ được đưa lên máy bay đào thoát.[88],[89]
Sau 2 tháng điều tra (từ ngày 3/8/2018 [90]), Viện Công tố Slovakia đã ra quyết định bắt đầu tiến hành truy tố hình sự về vụ án dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen. Hai cảnh sát (hộ tống phái đoàn công an cấp cao do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu) đã khai với cơ quan điều tra Slovakia rằng họ đã nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam, có lẽ là Trịnh Xuân Thanh, bị kéo lết lên chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Bà Bộ trưởng Nội vụ Saková đã cho phép 44 nhân viên được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin, để cung khai tất cả cho cơ quan điều tra. 44 nhân viên này thuộc các bộ, ngành và cảnh sát hộ tống cùng những người phục vụ cho chuyến đến thăm và làm việc của Bộ trưởng Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák hồi 26 tháng 7 năm 2017.[91]
Sau khi Toà phúc thẩm ở Đức bác đơn kháng cáo của Nguyễn Hải Long tội tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, ngày 5/2/2020, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cộng hòa Slovakia triệu tập Đại sứ Việt Nam tuyên bố đuổi một trong những nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán trong vòng 48 giờ. Việc Bộ trưởng Công an Việt Nam, Tô Lâm, mượn một chuyên cơ của Slovakia để chở Trịnh Xuân Thanh ra khỏi vùng Schengen, bị cho là đã lạm dụng lòng hiếu khách của Slovakia.[92]
Mạng báo Euractiv.sk loan tin ngày 1/12/2022, cơ quan Hình sự Quốc gia Slovakia mở lại hồ sơ điều tra tham nhũng có dính líu đến vụ một người Việt được cho bị bắt cóc hồi năm 2017. Công tác này được tiến hành sau khi phiên xử nghi can thứ hai, Lê Anh Tú, trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang diễn ra tại Đức. Bộ trưởng Nội vụ lúc bấy giờ Robert Kalinak, bị nghi ngờ dù biết rõ nội tình mà vẫn đồng ý cho phía Việt Nam mượn máy bay; đã yêu cầu Ba Lan cho bay qua không phận nước này với lý do công vụ mặc dù không có mặt trên đó.[90]
Xã Xuân Tường – Thanh Chương cung cấp nội dung các thông tin, dữ liệu thống kê liên quan đến đơn vị hành chính này và các địa phương cùng chung khu vực Thanh Chương , thuộc Tỉnh Nghệ An , vùng Bắc Trung Bộ