Theo dự báo, từ ngày 19-21/9, tại Thừa Thiên - Huế có mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Dự báo tác động của mưa lớn, có khả năng gây ra lũ, lũ lụt, lũ quét, sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và ven các sông, suối nhỏ ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà...
Theo dự báo, từ ngày 19-21/9, tại Thừa Thiên - Huế có mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Dự báo tác động của mưa lớn, có khả năng gây ra lũ, lũ lụt, lũ quét, sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và ven các sông, suối nhỏ ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà...
Lều cắm trại 12 người là loại lều thích hợp cho tập thể đi cắm trại mà muốn ở chung cùng 1 lều. Lều có sức chứa tối đa 14 người nhưng để rộng rãi thoải mái thì nên sử dụng cho 10 – 12 người/ 1 lều.
+ Kích thước : 3,5m x 3,5m x 2m ( rộng x dài x cao )
+ Vải lều polieste chống thấm nước
+ Đường may được ép keo chống thấm
+ Gói gọn trong 1 túi kích thước 30cm x 70 cm
+ Lều có 2 cửa đối xứng, mỗi cửa có 1 lớp lưới chống côn trùng và 1 lớp vải chống mưa với hệ thống khoá kéo riêng biệt
Lớp trong lều chắc chắn với khung xương 13mmHai cửa lớn đối diện nhau, cùng không gian trong lều rộng mang lại sự thoải mái khi sử dụng lều
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Xét nghiệm Acid Folic là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng được tiến hành hiện nay nhằm kiểm tra tình trạng thiếu vitamin B9 của cơ thể con người. Để có thể phát hiện kịp thời những bất thường diễn ra bên trong cơ thể thì chúng ta cần nắm được xét nghiệm Acid Folic là gì cũng như khi nào thực hiện xét nghiệm Acid Folic.
Acid Folic còn được gọi là axit pteroylmonoglutamic là dạng tổng hợp của vitamin B9 (còn được gọi là Folate hay Vitamin M), cần thiết cho chức năng tạo hồng cầu trong máu của cơ thể người, giúp chuyển hoá protein, lipid, glucid, có vai trò quan trọng trong sự tạo ra acid nucleic, là nền tảng di truyền trong nhân của mọi tế bào, bao gồm ribonucleic acid và desoxyribonucleic acid. Vì vậy, acid folic cần thiết cho sự phân chia của mọi tế bào cơ thể.. Bên cạnh đó, Acid Folic còn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh trưởng của trẻ sơ sinh, cụ thể là ngăn ngừa những khả năng xảy ra các dị tật bẩm sinh như khiếm khuyết não, khiếm khuyết tủy sống.
Acid Folic có nhiều trong gan, thận và một số loại thực phẩm như rau lá màu xanh đậm (rau chân vịt, măng tây, rau cải xanh ...), ngũ cốc, sữa... Khi phụ nữ có thai thì nhu cầu Acid Folic sẽ tăng lên để đáp ứng các nhu cầu gia tăng trong quá trình mang thai. Cụ thể, cần cho sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào (tổng hợp nhân tế bào và protein), hình thành nhau thai, số lượng tế bào hồng cầu gia tăng và sự tăng trưởng của bào thai. Nếu thiếu Acid Folic trước và trong khi mang thai thì có thể gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi như hở hàm ếch, vòm miệng, hội chứng Down, đặc biệt nguy hiểm là khiếm khuyết ống thần kinh. Nghiêm trọng hơn, thiếu Acid Folic còn dẫn đến tình trạng bệnh lý thiếu máu Megaloblastic gây ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể.
Acid Folic có nhiều trong một số loại thực phẩm
Xét nghiệm Acid Folic là một loại xét nghiệm giúp định lượng Acid Folic có trong máu, chẩn đoán sớm những trường hợp thiếu Acid Folic gây thiếu máu để có thể điều trị kịp thời. Xét nghiệm Acid Folic có thể cho biết cơ thể có đang thiếu Acid Folic hay không ngay cả khi không có một số triệu chứng lâm sàng biểu hiện ra bên ngoài, vì vậy việc thực hiện loại xét nghiệm này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân của những tình trạng thiếu máu.
Để tiến hành xét nghiệm Acid Folic thì bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó 6- 8 giờ đồng hồ để có thể lấy mẫu máu xét nghiệm. Đối với bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc hay vitamin và thảo dược thì cần báo với bác sĩ điều trị để có chỉ định ngưng thuốc đúng thời gian trước khi thực hiện xét nghiệm Acid Folic. Bệnh nhân thông thường sẽ được lấy máu ở mặt trong của khuỷu tay để xét nghiệm, lưu ý về vấn đề khử trùng bằng cồn tại vị trí lấy máu để đảm bảo vô khuẩn. Một số bệnh nhân uống rượu quá nhiều thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Acid Folic nên cần báo với bác sĩ về tiền sử uống rượu của mình.
Lấy mẫu máu làm xét nghiệm Acid Folic
Khi đọc kết quả xét nghiệm Acid Folic, nếu nồng độ Acid Folic trong máu nằm trong khoảng 2.7- 17 ng/ml thì hoàn toàn bình thường, nếu nằm ngoài khoảng này thì bệnh nhân có thể đang gặp phải tình trạng thiếu Acid Folic hoặc thừa Acid Folic được giải thích như sau:
Đây không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể nhưng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể người đang đứng trước nguy cơ thiếu vitamin B12. Nguyên nhân là do khi cơ thể thiếu đi vitamin B12 thì không thể sử dụng được lượng Acid Folic được đưa vào từ nguồn thức ăn nên sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa Acid Folic. Lúc này, một số xét nghiệm nữa sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định nằm xác định rõ nguyên nhân gây nên thừa Acid Folic có phải do vitamin B12 hay một tình trạng bất thường khác.
Khi định lượng Acid Folic trong máu thấp hơn 2.7 ng/ml thì có thể cơ thể đang bị thiếu máu, hấp thụ kém các chất dinh dưỡng, bệnh lý liên quan đến thận và gan... Ngoài ra, thiếu Acid Folic còn gặp khi phụ nữ đang mang thai vì cơ thể lúc này cần được cung cấp thêm Acid Folic cho sự phát triển của thai nhi, hoặc với những bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết khi mà tế bào hồng cầu bị phá hủy rất nhanh khiến cơ thể cần thêm Acid Folic để sản sinh hồng cầu, hoặc có thể là bệnh lý ung thư... Bác sĩ sẽ có một số xét nghiệm kiểm tra tiếp theo để củng cố chẩn đoán một cách chắc chắn nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Xét nghiệm Acid Folic là xét nghiệm cần thiết để đánh giá nồng độ Acid Folic trong cơ thể là cao, thấp hay bình thường. Xét nghiệm Acid Folic không chỉ quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của những tình trạng thiếu máu mà còn giúp đánh giá được một số vấn đề bệnh lý của cơ thể như bệnh về hấp thụ Acid Folic, bệnh gan, thận, ung thư...
Thiếu Acid Folic có thể gây dị tật thai nhi
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY
Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!
Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu của thiếu Acid Folic hay thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt, chóng mặt, choáng... thì sẽ có chỉ định thực hiện xét nghiệm Acid Folic. Bên cạnh đó, còn rất nhiều chỉ định thực hiện xét nghiệm Acid Folic phải kể đến như sau:
Xét nghiệm Acid Folic trong thai kỳ
Một số triệu chứng của thiếu Acid Folic và thiếu vitamin B12 có thể gặp trên lâm sàng giúp bệnh nhân phát hiện và chủ động đến những cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm Acid Folic như sau:
Người bệnh bị đau đầu có thể liên quan đến Acid Folic