Trong cuộc sống không thể thiếu được yếu tố lao động để tạo ra của cải vật chất, duy trì cuộc sống bình thường, ổn định. Vậy lao động là gì? nguồn lao động là gì? có những đặc điểm này, ý nghĩa chi tiết ra sao? Trong nội dung hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này.
Trong cuộc sống không thể thiếu được yếu tố lao động để tạo ra của cải vật chất, duy trì cuộc sống bình thường, ổn định. Vậy lao động là gì? nguồn lao động là gì? có những đặc điểm này, ý nghĩa chi tiết ra sao? Trong nội dung hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này.
Bộ luật Lao động năm 2019 sử dụng một số thuật ngữ liên quan đên lao động mà nhiều người có thể quan râm như sau:
Là những người dùng sức lao động của mình để làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, hợp đồng làm việc, được trả lương và chiu sự quản lý của người sử dụng lao động.
Không phải người nào cũng có thể là người lao động mà chỉ những người có đủ độ tuổi và đảm bảo đầy đủ các điều kiện khác theo quy định pháp luật, yêu cầu của người sử dụng lao động mới được tham gia lao động
khoản 1 điều 2 bộ luật lao động 2019
Là chủ thể có nhu cầu và thực hiện thuê mướn người khác thực hiện công việc cho mình thông qua hợp đồng lao đông ( chủ thể có thể là cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức)
khoản 2 điều 2 bộ luật lao động 2019
Là tập hợp những thỏa thuận của người lao động, người sử dụng lao động bằng các điều khoản cụ thể theo nhu cầu của các bên và quy định pháp luật
chương II bộ luật lao động 2019
Là những nội dung, điều khoản nhằm thiết lập quy định, quy tắc làm việc tại cơ quan, tổ chức. Nội quy lao động gồm các nội dung được quy định tại điều 117 bộ luật lao động 2019 gồm thời gian làm việc. thời gian nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, trật tự tại nơi làm việc…
chương VIII bộ luật lao động 2019
Là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định
chương VIII bộ luật lao động 2019
– Lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trên khắp các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội.
– Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội.
– Lao động là nguồn thu nhập chính đáng, giúp ổn định cuốc sống của con người.
– Lao động giúp phân công, tổ chức lao động hợp lý, biết tính toán và sáng tạo để đạt năng suất, chất lượng hiệu quả nhất, chi tiêu hợp lý cùng như tiết kiệm. Từ việc lao đông mà các cá nhân trong xã hội giữ được cân bằng trong cuộc sống. Ngoài ra lao động còn là quá trinh sáng tạo không ngừng để tạo ra những cái mới làm thay đổi, cải tiến xã hội.
– Lao động đóng góp vào lịch sử phát triển xã hội loài người trong bao đời qua.
Vì vậy Các – Mác đã nói: ” Bản đồ là tập định thức của lao động được thực hiện trong quá khứ. Đất nước làm ra vào mục đích sản xuất là công cụ lao động rất quan trọng của người lao động “. Do đó chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của lao động trong kinh tế cũng như xã hội loài người.
Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nguồn lao động là gì? Các quy định mới của pháp Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phù hợp với quy phạm quốc tế cũng như đã phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế
Thông tin được các đại biểu chia sẻ tại Diễn đàn chính sách về việc làm cho thanh niên năm 2023, sáng 5/5.
Cũng theo Báo cáo nghiên cứu do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2021, xét về mức độ cần thiết giữa các kỹ năng đối với người lao động kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, tiếp đến là nhóm kỹ năng mềm và nhóm kỹ năng liên quan đến sử dụng công nghệ (an ninh mạng, phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu….).
Các kỹ năng có liên quan đến công nghệ nhưng ở mức độ phức tạp hơn thì được đánh giá là ít cần thiết hơn (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo…). Đây đang là điểm yếu của lao động Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng.
Trình độ chuyên môn đang là vấn đề cảnh báo khi bức tranh chung về lao động qua đào tạo còn hạn chế và tăng rất chậm. Ông Đinh Ngọc Quý, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này, đó là trình độ kỹ năng của thanh niên đang ở đâu.
Năm 2019, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu tại Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá và xếp hạng thì xét về điểm số kỹ năng số của lực lượng lao động khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vị trí của Việt Nam đang ở mức khá thấp so với các quốc gia trong khu vực, nếu không nói là gần như thấp nhất.
Ngay cả đối với nhóm đi làm việc ở nước ngoài, trong số 600.000 lao động thì số có trình độ đại học, cao đẳng rất ít, chủ yếu là cấp trung học phổ thông, trình độ trung học cơ sở (23,1%).
Trước những thực tế này, ông Đinh Ngọc Quý cho rằng, đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế hiện nay, cần nghiên cứu để có những đề xuất cụ thể hơn nhằm tận dụng những cơ hội nghề nghiệp, nhất là cải thiện về kỹ năng số, trình độ tay nghề cao của lực lượng lao động là thanh niên.
Chính phủ cần quan tâm xử lý các cơ chế về nguồn lực để thanh niên có thể phát huy được vai trò xung kích, đặc biệt đối với các chủ trương lớn, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo ông Quý, phải nhìn nhận thực tế là hiện nay chính sách vẫn đi chậm hơn thị trường, chưa có một đánh giá tổng thể về lực lượng lao động là thanh niên.
“Thanh niên nằm trong tất cả các chính sách nhưng lại không có một chính sách nào cụ thể dành riêng cho thanh niên. Cần có chương trình dành riêng cho thanh niên, nếu không chúng ta cứ lồng ghép vào rất nhiều chương trình thì không hiệu quả. Ví dụ chương trình việc làm công thì phải theo luật, rất khó để chen chân vào, chương trình mục tiêu quốc gia cũng phải theo quy định”, ông Quý nêu quan điểm và đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất có chương trình việc làm riêng cho nhóm đối tượng này.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, lao động thanh niên là một trong những bộ phận chính của lực lượng lao động với khoảng 10,8 triệu người (chiếm 21,4% lực lượng lao động cả nước), mang lại một nguồn cung lao động dồi dào, trẻ, có nhiều tiềm năng.
Chất lượng lao động thanh niên từng bước được cải thiện, đã đóng góp tích cực thúc đẩy nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Tuy nhiên, trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, cần có các chính sách tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện việc làm cho thanh niên.
Thông tin về tình hình lao động, việc làm của thanh niên, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, với quy mô lực lượng lao động lớn, lao động thanh niên vừa là nguồn cung dồi dào, đồng thời cũng là sức ép lớn trong giải quyết việc làm bền vững.
Chất lượng lao động thanh niên từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, đến năm 2021, chỉ có 29,3% thanh niên (15-29 tuổi) đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, mặc dù có cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước nhưng không đáng kể (26,1%).
Đây là dấu hiệu đáng lo ngại của thế hệ lao động tương lai, và thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0.
Chất lượng lao động Việt Nam nói chung, thanh niên nói riêng hạn chế đã trở thành lực cản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động xã hội, là rào cản hướng tới việc làm năng suất, việc làm bền vững cho lao động.
Gửi tham luận đến diễn đàn, Văn phòng giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là lao động trẻ, trình độ thấp, giá rẻ.
Lực lượng lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên năm 2022 ước tính là 13,5 triệu người, chiếm 26,2% (theo Tổng cục Thống kê), còn lại 73,8% không được đào tạo. Trong đó, cơ cấu đào tạo cũng không hợp lý, thầy nhiều thợ ít; lực lượng công nhân kĩ thuật bậc cao rất khan hiếm. Bậc trên đại học, cử nhân, kỹ sư nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường lao động.