Nếu chỉ bắt chước các quốc gia đi trước, không có sự đổi mới, sáng tạo, nét riêng cho mình thì nền kinh tế đó rất khó phát triển thêm.
Nếu chỉ bắt chước các quốc gia đi trước, không có sự đổi mới, sáng tạo, nét riêng cho mình thì nền kinh tế đó rất khó phát triển thêm.
Để tránh rơi vào Middle income trap, Nhà nước cần đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm áp dụng công nghệ hiện đại vào cuộc sống, đổi mới phương thức sản xuất đồng thời tìm kiếm các thị trường tiềm năng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì đà tăng trưởng.
Khó khăn lớn nhất nằm ở việc chuyển đổi công nghệ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa. Thế nhưng để làm được điều này lại cần tập trung vào giáo dục, trong khi để đối mới một thế hệ chúng ta sẽ cần thời gian dài tính bằng thập kỷ.
Song song với đó cần phải ứng dụng khóa học công nghệ vào cuộc sống, nghiên cứu sáng tạo thêm những công nghệ phù hợp và thiết thực, giúp tăng năng suất lao động.
Để không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình cần sự góp sức của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ giáo dục, công nghệ, khoa học đến các bộ phận kinh tế tư nhân.
Một quốc gia rất thành công thoát bẫy và có những bước tiến lớn là Hàn Quốc. Họ đã phát triển một hệ thống giáo dục chất lượng song song với phát triển công nghệ. Hiện nay, Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong các quốc gia phát triển trên thế giới.
Bẫy thu nhập trung bình là một vấn đề lớn mà nhiều quốc gia phải đối mặt và giải quyết. Đối với Việt Nam, tình trạng này lại càng cấp thiết hơn khi nhiều năm liền, chúng ta vẫn chỉ quanh quẩn ở mức GDP bình quân 2.000 3.000 USD/người.
Nếu một quốc gia tăng trưởng dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có, không có những chính sách kinh tế phù hợp, kịp thời đổi mới hay những sự sáng tạo, bứt phá khác thì rõ ràng quốc gia đó sẽ không thể duy trì đà tăng trưởng mãi được.
Chỉ có ít quốc gia thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình
Nhân công giá rẻ được cho là lợi thế để thu hút đầu tư, từ đó tăng GDP. Thế nhưng theo thời gian, mức sống người dân tăng lên thì ưu thế về giá nhân công không còn nữa, nguồn đầu tư sẽ không còn được như trước.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đối mặt với tình trạng dân số giảm, khi mức sống đạt cao lên, trình độ dân trí tăng lên và xuất hiện những quan điểm sống mới. Thay vì lập gia đình, sinh con đẻ cái theo cách truyền thống thì nhiều người chọn độc thân hoặc không sinh con dẫn đến nguồn lao động không còn dồi dào.
Quá phụ thuộc vào giá nhân công sẽ dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình
Nếu công nghệ còn lạc hậu, chỉ dựa vào nhân công để duy trì năng suất thì sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề khi lợi thế giá nhân công không còn nữa. Lúc này sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, sức cạnh tranh suy giảm dẫn đến kinh tế trì trệ.
Những nền kinh tế bị mắc bẫy thu nhập trung bình hầu hết đều có đặc điểm chung sau:
- Mạnh lên vì những tài nguyên có sẵn (dầu mỏ, than đá…), chứ không phải do chính sách kinh tế phù hợp.
- Tỉ lệ đầu tư thấp; thiếu cân bằng giữa các ngành nghề.
- Giá cả lẫn chất lượng của hàng hóa thiếu sức cạnh tranh với các quốc gia khác.
- Ngành chế tạo chậm phát triển, chủ yếu nhập khẩu từ quốc gia khác.
- Khoa học công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, các ngành công nghiệp thiếu đa dạng, chậm cải tiến.
- Thị trường lao động kém sôi động, giá nhân công tăng cao.
- Bạn nhận định Việt Nam đang xuất hiện những đặc điểm nào trong số các đặc điểm trên?
Bẫy thu nhập trung bình (Middle Income Trap) là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi một quốc gia đạt đến mức thu nhập trung bình nhưng không thể tiếp tục phát triển để trở thành quốc gia có thu nhập cao hơn. Điều này thường xảy ra do các yếu tố như:
- Thiếu đổi mới và sáng tạo: Quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên sẵn có mà không đầu tư đủ vào công nghệ và nguồn lực nội tại.
- Tỷ lệ đầu tư thấp: Đầu tư vào các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng không đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Thị trường lao động kém sôi động: Thiếu sự phát triển và đa dạng trong các ngành nghề, dẫn đến năng suất lao động thấp.
Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, các quốc gia cần tập trung vào việc cải thiện giáo dục, thúc đẩy đổi mới công nghệ, và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
* Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam: Việt Nam hiện đang đối mặt với nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, một tình trạng mà nhiều quốc gia phát triển đã gặp phải. Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần phải vượt qua nhiều thách thức.
- Một số yếu tố chính gây ra nguy cơ này bao gồm:
+ Tăng trưởng kinh tế chậm lại: Mặc dù Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong hơn 15 năm qua, nhưng tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại.
+ Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu: Chất lượng nguồn nhân lực chưa đủ cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
+ Hệ thống pháp luật và hành chính: Còn nhiều rào cản đối với doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh và phát triển.
- Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp như:
+ Cải thiện giáo dục và đào tạo: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Đổi mới công nghệ và sáng tạo: Khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy đổi mới công nghệ.
+ Cải cách thể chế kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giảm bớt các rào cản pháp lý và hành chính.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Bẫy thu nhập trung bình là gì? Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay có hai luồng quan điểm, một phía cho rằng nước ta chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình do mới chỉ trải qua 1/3 thời gian nằm ở nhóm nước thu nhập trung bình thấp theo thông lệ. Theo một nghiên cứu, nếu phát triển theo tốc độ hiện tại thì đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 5.000 USD, vượt qua mức cao nhất của nhóm nước thu nhập trung bình thấp.
Việt Nam có nguy cơ cao sập bẫy thu nhập trung bình
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng tuy nước ta chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình nhưng nguy cơ rất lớn do 4 đặc điểm sau:
- Tăng trưởng GDP chậm lại sau khi ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp.
- Chênh lệch GDP bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu so với các nước lân cận trong khi những nước này chưa thoát ra khỏi nhóm nước thu nhập trung bình.
- Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, tăng trưởng kinh tế chậm lại và chủ yếu dựa vào tăng vốn và tăng số lượng lao động. Yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) chiếm tỷ trọng thấp. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động chưa cao so với các nước trong khu vực, một phần do xuất phát điểm của nước ta thấp.
- Xuất hiện một số vấn đề cản trở tăng thu nhập: Cơ cấu “dân số vàng” mới qua được mươi năm nhưng đã có dấu hiệu bước vào thời kỳ già hóa dẫn đến tình trạng chưa giàu đã già. Cơ cấu kinh tế mặc dù có sự chuyển dịch tích cực nhưng vẫn mang nặng tình trạng lấy công làm lãi. Ngành công nghiệp chủ yếu là gia công và lắp ráp, chưa tự sản xuất được máy móc. Nhóm ngành dịch vụ cũng được cho là thiếu chuyên nghiệp, lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến năng suất toàn ngành chưa cao.
Có thể nói thể không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần cố gắng ở mọi mặt, bắt đầu từ giáo dục, nhận thức, song song với đó là những chính sách kịp thời của Chính phủ, sự sáng tạo trong mọi ngành nghề để nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hãy theo dõi thêm những bài viết về tài chính và đầu tư, kinh doanh được TOPI cập nhàng hàng ngày để có thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé.
So với lao động Trung Quốc, Thái Lan, thu nhập hàng tháng của người Việt Nam bằng một nửa và chỉ hơn nhân công Lào, Campuchia và Myanmar, theo JICA.
Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Đông Nam Á và Trung Quốc, Ấn Độ để đánh giá tương quan chất lượng nguồn nhân lực nội địa cũng như mức thu nhập của lao động tại từng quốc gia.
Theo kết quả khảo sát, người lao động Trung Quốc làm việc tại các công ty Nhật Bản được hưởng mức lương tốt nhất với 493 USD/tháng (khoảng 11,5 triệu đồng), theo sau là Thái Lan với 446 USD (10,4 triệu đồng).
Người lao động Việt Nam có mức thu nhập chỉ hơn Campuchia, Lào, Myanmar và tương đương với Phillippines là 236 USD (5,5 triệu đồng). Con số này kém rất xa và chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và Thái Lan.
Lý giải việc này, JICA cho rằng dưới tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất. Song mức thu nhập đối với lao động Việt không cải thiện do chủ yếu tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng thấp. Đối với ngành đòi hỏi trình độ cao, lao động Trung Quốc, Thái Lan vẫn chiếm ưu thế so với Việt Nam.
Cụ thể, trong 5 ngành được doanh nghiệp Nhật Bản chọn đầu tư vào các nước châu Á nhiều nhất, Việt Nam chỉ chiếm ưu thế ở lĩnh vực bán lẻ và sản xuất đại trà. Trong khi đó, doanh nghiệp Nhật có xu hướng mở rộng đầu tư vào Trung Quốc ở các lĩnh vực như nghiên cứu, chế tạo; sản xuất sản phẩm giá trị cao và logistic. Đây đều là lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng và cải thiện thu nhập cho người lao động.
Khảo sát năm 2019 đối với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam cũng chỉ ra 40,9% doanh nghiệp chọn đầu tư vào Việt Nam do chi phí lao động thấp, thị trường lao động trẻ, dồi dào. Tuy nhiên, chưa đến 20% công ty đánh giá cao nguồn nhân lực người Việt.
Công nhân làm việc tại một công ty Nhật Bản lắp ráp linh kiện điện tử ở Việt Nam. Ảnh: vinanippon
Để tăng tính cạnh tranh của nguồn nhân lực, JICA cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan Việt Nam tăng cường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua giáo dục đại học và nghề nghiệp. Cơ quan này khuyến nghị một số ngành ưu tiên để tăng cường nguồn nhân lực chất lượng như: Cơ khí và công nghiệp hỗ trợ; công nghệ thông tin và số hóa; môi trường và công nghệ xanh; chăm sóc sức khỏe; xây dựng dân dụng và giảm dần đầu tư nhân lực vào ngành nông nghiệp.
Đối với tỉnh, thành phố có nguồn vốn FDI lớn từ Nhật Bản, JICA đưa ra các khuyến nghị cho từng địa phương. Ví dụ, tại TP HCM, JICA khuyến nghị thúc đẩy quốc tế hóa chương trình giáo dục đại học, tập trung vào các ngành: Y tế - nhân lực chăm sóc, điều dưỡng. Hải Phòng tập trung vào ngành cơ khí chế tạo - công nghiệp hỗ trợ. Đà Nẵng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho định hướng phát triển thành phố thông minh, năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.
Cần Thơ tăng cường nhân lực chất lượng cao cho phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản. Đồng Nai tập trung phát triển nhân lực ngành hàng không, gắn với sự hình thành của Cảng hàng không quốc tế Long Thành.