Tin Tức Về Giáo Hoàng Biển Đức Xvi

Tin Tức Về Giáo Hoàng Biển Đức Xvi

Biển Đức XVI (cách phiên âm tiếng Việt khác là Bênêđictô XVI hay Bênêđitô, xuất phát từ Latinh: Benedictus; tên khai sinh là Joseph Aloisius Ratzinger; 16 tháng 4 năm 1927 – 31 tháng 12 năm 2022) là giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội Công giáo Rôma, tại vị từ năm 2005 đến năm 2013. Ông được bầu làm giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y vào ngày 19 tháng 4 năm 2005. Thánh lễ đăng quang, có tên chính thức là Thánh lễ Khai mạc Sứ vụ Mục Tử Toàn thể Hội Thánh, được tổ chức ngày 24 tháng 4, và nhận ngai tòa giám mục tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô ngày 7 tháng 5 năm 2005.

Biển Đức XVI (cách phiên âm tiếng Việt khác là Bênêđictô XVI hay Bênêđitô, xuất phát từ Latinh: Benedictus; tên khai sinh là Joseph Aloisius Ratzinger; 16 tháng 4 năm 1927 – 31 tháng 12 năm 2022) là giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội Công giáo Rôma, tại vị từ năm 2005 đến năm 2013. Ông được bầu làm giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y vào ngày 19 tháng 4 năm 2005. Thánh lễ đăng quang, có tên chính thức là Thánh lễ Khai mạc Sứ vụ Mục Tử Toàn thể Hội Thánh, được tổ chức ngày 24 tháng 4, và nhận ngai tòa giám mục tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô ngày 7 tháng 5 năm 2005.

Phát biểu gây tranh cãi về quá trình cải đạo Kitô ở châu Mỹ

Trong chuyến tông du ở Nam Mỹ, Giáo hoàng Biển Đức XVI lại khiến công chúng giận dữ khi phát biểu rằng cộng đồng dân bản địa từ lâu đã có một niềm khao khát lặng lẽ đối với đạo Kitô du nhập vào bởi các thực dân phương Tây[44] và từ lâu đã kiếm tìm Thiên Chúa nhưng không nhận thức được việc đó.[45] Trong bài phát biểu ngày 13 tháng 5 năm 2007 trước các giám mục tại vùng Mỹ La Tinh, Giáo hoàng đã nói là việc cải đạo ở Nam Mỹ không phải là quá trình xâm lược mà giúp thanh tẩy và làm đơm hoa kết trái nền văn hóa bản địa.[45]

Phát biểu này ngay lập tức làm nổi sóng dư luận. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Venezuela Hugo Chávez đã yêu cầu giáo hoàng xin lỗi[44]:

Cộng đồng người bản xứ Nam Mỹ cũng chỉ trích dữ dội phát biểu của giáo hoàng. Các tổ chức của người da đỏ Brasil nhận xét câu nói của giáo hoàng là "kiêu ngạo, bất kính, mang tính xúc phạm và đáng kinh hãi". Một phát ngôn viên của họ cáo buộc rằng giáo hoàng đang cố ý biện hộ cho các "hành động bẩn thỉu" của giới thực dân, và phát ngôn viên của Hội đồng Truyền giáo Người Da đỏ Brasil cho rằng giáo hoàng "cúp học mất mấy buổi về lịch sử".[45] Một tổ chức của người bản địa Ecuador mỉa mai: "Những đại diện của Giáo hội Công giáo trong thời gian đó - ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ là ngay thẳng chính trực - đã đồng lõa, bao che và hưởng lợi từ một trong những cuộc diệt chủng tồi tệ nhất của nhân loại.[44][46]" Tổ chức của người da đỏ tại Peru thì cho rằng đáng ra giáo hoàng phải biết "cái gọi là truyền bá Phúc Âm thật là bạo lực" và "những tín ngưỡng không phải Công giáo đã bị bách hại và đàn áp dã man."[46]

Nhiều nhà bình luận cho rằng, vụ việc này có gì đó giống như những phát ngôn lỡ lời của giáo hoàng về đức tin Hồi giáo vào năm 2006, và những phát ngôn mang tính khiêu khích tái đi tái lại cho thấy sự thiếu nhạy cảm của Biển Đức XVI trước các vấn đề này. Ví dụ, John L. Allen Jr., nhà phân tích của cơ quan thông tấn của Công giáo National Catholic Reporter đã nhận định:

Suốt hai tuần, Vatican im lặng trước những chỉ trích. Sau cùng, trong một bài phát biểu bằng tiếng Ý, Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng đề cập đến các tội ác do chế độ thực dân gây ra tại khu vực này:

Nhận định về lời "xin lỗi" của giáo hoàng, Giáo sư Robert J. Miller của trường Luật Lewis & Clark đã viết:

Phát biểu gây tranh cãi về vai trò của bao cao su trong bệnh AIDS

Trong một chuyến tông du sang châu Phi vào tháng 3 năm 2009, tại Cameroon Giáo hoàng Biển Đức XVI đã có một phát biểu gây tranh cãi về tác dụng của bao cao su. Ông cho rằng bao cao su có thể có tác dụng tiêu cực đến tình hình diễn tiến bệnh AIDS tại khu vực này và việc ngăn ngừa bệnh AIDS chỉ có thể thực hiện bởi việc tiết chế sắc dục:

Đây cũng là lần đầu tiên trong một cuộc giao tiếp với báo giới, giáo hoàng đã sử dụng thuật ngữ "bao cao su".[50]

Phát biểu của giáo hoàng đã nhận được sự chỉ trích dữ dội từ nhiều phía, trong đó có các chính trị gia cánh tả, các chuyên gia y tế, những nhà hoạt động chống lại bệnh AIDS và đấu tranh cho người đồng tính luyến ái.[51] Rebbeca Hodes, Giám đốc về sách lược Treatment Action Campaign in South Africa cho rằng "đối với giáo hoàng, tín điều tôn giáo quan trọng hơn sinh mạng người dân châu Phi."[52] Trong một bài xã luận trên tạp chí y khoa Lancet, câu nói của giáo hoàng bị cho là "nguy hại đối với hàng triệu sinh mạng trên thế giới."[53] Một bài xã luận khác của tờ báo The New York Times cho rằng mặc dù giáo hoàng có toàn quyền phản đối việc dùng bao cao su theo nguyên lý đạo đức của giáo hội, "ông ta không có tư cách gì để bóp méo những khám phá khoa học về giá trị của bao cao su trong việc làm chậm quá trình lây lan bệnh AIDS.".[54]

Đặc biệt, trong một buổi phát biểu tại Đại học Valencia nhà sinh học nổi tiếng Richard Dawkins đã đi xa hơn khi nhận xét về câu nói của Giáo hoàng là "ngu đần":

Một số chuyên gia và nhà khoa học khác thì lại có quan điểm đồng ý với ý kiến của giáo hoàng, tỉ như Edward C. Green, Giám đốc của Dự án Nghiên cứu Phòng ngừa AIDS tại Đại học Havard.[51] Theo Green, mặc dù trên lý thuyết bao cao su có thể được áp dụng rộng rãi với hiệu quả cao nhưng kết quả khảo sát cho thấy điều đó không hợp lý trong hoàn cảnh ở châu Phi, và phương pháp quan trọng nhất chính là phá bỏ thói quen có nhiều bạn tình hay quan hệ tình dục tập thể, theo đuổi lối sống một vợ một chồng[56]. Theo thông cáo chính thức của Vatican, thì câu nói của giáo hoàng cần được hiểu theo nghĩa là, bao cao su sẽ có khả năng khuyến khích người dân thực hiện các "hành vi nguy hiểm".[50] Ngoài ra, trong một buổi phỏng vấn diễn ra vào ngày 17 tháng 3 trong chuyến tông du, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã cải chính về phát biểu của mình:

Trong các phát ngôn sau đó, Biển Đức XVI cho rằng mặc dù Tòa thánh và Giáo hội vẫn "cơ bản chống lại việc dùng bao cao su" và không xem nó là "giải pháp đích thực", nhưng nó vẫn được chấp nhận trong một số trường hợp như là bước chuyển tiếp đầu tiên trong quá trình tiến tới một phương pháp khác đạo đức hơn để ngăn ngừa việc lây nhiễm bệnh AIDS.

Biển Đức XVI rời bỏ chức vụ Giáo hoàng kể từ lúc 20 giờ thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2013. Trong công nghị lúc 11 giờ sáng ngày 11 tháng 2 năm 2013, trước sự hiện diện của các hồng y và giám mục, ông tuyên bố:

Tôi triệu tập anh em đến dự Công nghị này không phải để chỉ nói về 3 cuộc phong thánh, nhưng còn để thông báo cho anh em một quyết định rất quan trọng đối với đời sống Giáo hội. Sau khi nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, những còn bằng đau khổ và cầu nguyện. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị dao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin, để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn, nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi. Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các hồng y ngày 19 tháng 4 năm 2005, để từ ngày 28 tháng 2 năm 2013 sắp tới, Tòa Roma, Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa từ lúc 20 giờ và những ai có thẩm quyền cần phải triệu tập Mật Nghị Hồng y để bầu vị giáo hoàng mới.

Anh em rất thân mến, tôi chân thành cảm ơn anh em vì tất cả lòng quý mến và công việc mà anh em đã cùng mang gánh nặng sứ vụ của tôi, và tôi xin lỗi vì tất cả những thiếu sót của tôi. Giờ đây, chúng ta hãy phó thác Hội Thánh cho vị Mục Tử Tối cao, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và cầu xin Mẹ Maria của Ngài, với lòng từ mẫu xin Mẹ trợ giúp các Hồng y trong việc bầu vị giáo hoàng mới. Về phần tôi, cả trong tương lai, tôi muốn hết lòng phục vụ Hội Thánh của Thiên Chúa bằng cuộc sống dành trọn cho việc cầu nguyện.[11]

Sau khi từ nhiệm, theo thông cáo của giáo hội, Biển Đức XVI vẫn giữ tông hiệu giáo hoàng hơn là sử dụng tên khai sinh của mình, Joseph Aloisius Ratzinger. Ông cũng được gọi là Giáo hoàng Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự.[58] Ông vẫn mặc bộ áo choàng màu trắng truyền thống của Giáo hoàng, nhưng sẽ không có dải băng đeo qua vai hay áo choàng ngắn. Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng sẽ không sử dụng đôi giày màu đỏ nữa mà thay vào đó là đôi giày màu nâu. Giáo hoàng cũng sẽ từ bỏ chiếc nhẫn vàng, hay còn được gọi là chiếc Nhẫn Ngư phủ, vốn tượng trưng cho quyền lực của giáo hoàng, và ấn tín của ông sẽ được tiêu hủy giống như khi một giáo hoàng qua đời, để tránh bị lợi dụng trong các văn bản về sau.[59] Tuy vậy, thay vì tiếp tục được gọi là "Đức giáo hoàng Biển Đức XVI", thì chính ông cho biết rằng kể từ khi từ nhiệm thì ông đã muốn trở về với chức vụ linh mục cội rễ của mình và muốn được gọi đơn giản là "Cha Biển Đức". Ông giải thích: lý do tối thiểu cho việc danh xưng mới của ông đơn giản chỉ là "Cha" thay vì "Đức giáo hoàng danh dự" hay "Đức giáo hoàng Biển Đức XVI" là tạo nhiều không gian giữa ông và vai trò của vị giáo hoàng, để không có một sự bối rối nào đối với vị "giáo hoàng thực thụ" (là Giáo hoàng Phanxicô).[60]

Theo phát ngôn viên của Vatican, ngày đầu tiên sau khi từ nhiệm giáo hoàng sẽ cùng với Tổng Giám mục Georg Gänswein tham gia một số hoạt động như là đi bộ trong vườn thánh và theo dõi tin tức ở Rome. Ông sẽ chuyển về tu viện Mater Ecclesiae ở thành phố Vatican làm nơi ở lúc nghỉ hưu.[61]

Thông cáo chính thức của giáo hoàng và Vatican cho thấy Biển Đức XVI từ nhiệm vì lý do sức khỏe kém và tuổi cao[11]. Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng chính sức ép từ vụ Vatileaks và những tranh chấp quyền lực quyết liệt trong nội bộ Vatican là nguyên nhân của việc này.[6][12] Báo La Repubblica khẳng định rằng Biển Đức XVI từ chức vì mệt mỏi trước công việc xử lý những hồ sơ đồ sộ liên quan đến các vụ rắc rối và bê bối trong hàng ngũ giáo sĩ Công giáo.[13] Thật ra, ngay từ khi vụ Vatileaks mới nổ ra đã có tin đồn râm ran là giáo hoàng sẽ từ chức, mặc dù tin đồn này về sau đã lắng xuống sau một số biện pháp chấn chỉnh của Vatican.[62] Có nguồn tin cho rằng sức khỏe của Giáo hoàng Biển Đức XVI tốt hơn rất nhiều so với Giáo hoàng Gioan Phaolô II lúc cuối đời, và việc từ chức đột ngột như vậy dễ khiến công luận hoài nghi về một lý do bí ẩn đằng sau hậu trường.[7] Một số ý kiến khác thì khẳng định Vatileaks không phải là nguyên nhân chính của quyết định từ nhiệm này, mà thật sự sức khỏe của giáo hoàng thời điểm đó đã rất suy kiệt và khó có thể tiếp tục đảm đương công việc.[63] Ông Geogr Ratzinger, anh trai của Giáo hoàng, đã nhận định rằng những khó khăn và thách thức trong những năm cầm quyền thật sự đã bào mòn sức khỏe của giáo hoàng rất nhiều.[8]

Việc Biển Đức XVI chủ động từ chức cũng được cho là dấu hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi và cải cách trong bộ máy cầm quyền Vatican, khi trước đó truyền thống của giáo hội là bầu cử các giáo hoàng cao tuổi và giáo hoàng thường tại nhiệm đến hết đời.[62] Nó cũng được cho là một sự kiện có ảnh hưởng lớn, khi giáo hoàng ra đi để lại một Giáo hội Công giáo đang vật lộn với các vụ bê bối tình dục của giới Giáo sĩ, việc đối phó với các tổ chức Hồi giáo cực đoan và một thế giới Tây phương càng ngày càng thế tục hơn.[3]

Vào ngày 28 tháng 12 năm 2022, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói khi kết thúc buổi tiếp kiến ​​rằng Đức Bênêđíctô "bị bệnh nặng" và cầu xin Thiên Chúa "an ủi và hỗ trợ ngài trong chứng tá tình yêu dành cho Giáo hội cho đến cùng".[64] Cùng ngày, Matteo Bruni, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, tuyên bố rằng "trong vài giờ qua, sức khỏe của Benedict đã trở nên trầm trọng hơn do tuổi cao" và ông đang được chăm sóc y tế. Bruni cũng nói rằng Đức Phanxicô đã đến thăm Đức Benedict tại Tu viện Mater Ecclesiae sau buổi tiếp kiến.[65][66]

Nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI đã qua đời vào lúc 9 giờ 34 phút sáng 31 tháng 12 năm 2022 (giờ địa phương) tại đan viện Mater Ecclesiae ở Vatican ở tuổi 95, theo thông báo cùng ngày của Vatican.[67][68][69][70]

Từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 1 năm 2023, thi hài của Đức Benedict được quàn tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trong đó có khoảng 195.000 người đến viếng.[71] Tang lễ và thánh lễ an táng của ông diễn ra vào ngày 5 tháng 1 năm 2023 tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 9:30 sáng, do Giáo hoàng Phanxicô chủ trì và được cử hành bởi Hồng y Giovanni Battista Re.[72] Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1802, một vị Giáo hoàng chủ sự lễ tang của vị tiền nhiệm.[73] Tang lễ ước tính có khoảng 50.000 người tham dự.[74] Một số người tham dự giơ các tấm biển đọc hoặc hét lên "Santo subito", kêu gọi nâng ngài lên Thánh nhân, một tiếng kêu đã được nghe trước đó tại Tang lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II.[75] Benedict được an táng trong hầm mộ bên dưới Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trong một ngôi mộ đã từng được an táng John Paul II và John XXIII trước đó.[74] Ngôi mộ đã được mở ra mắt công chúng vào ngày 8 tháng 1 năm 2023.[76]

Trong cuốn sách „Letzte Gespräche" (Những buổi nói chuyện cuối cùng) phát hành ngày 9.9.2016 Giáo hoàng Biển Đức XVI chỉ trích nhà thờ Đức, rằng có quá nhiều người làm việc cho nhà thờ, xem họ là thành viên một công đoàn đối với nhà thờ (như là một công ty) làm cho nó thiếu tinh thần linh động. Nội dung cuốn sách là những cuộc phỏng vấn với nhà báo Peter Seewald được giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô đồng ý cho ấn bản. Trong cuốn sách Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng khen ngợi giáo hoàng đương nhiệm trong vấn đề giao tiếp với công chúng. Ông cũng phủ nhận đã từ chức vì sự cố Vatileaks và cho là nó đã được giải quyết hoàn toàn. Về vấn đề không ưa thích, bè phái và việc tham danh vọng trong Vatican, giáo hoàng cho là nhiều người đã hiến thân và có lòng tốt, và dĩ nhiên là cũng có "các con cá ươn trong lưới". Về nhóm lợi ích đồng tình luyến ái ở Vatican ông cho là chỉ có bốn, năm người và đã bị giải tán. Về vấn đề ấu dâm của các linh mục, ông bày tỏ sự hối tiếc là không thể làm sạch được việc này. Tuy nhiên ông đã cho hàng trăm linh mục ấu dâm nghỉ việc.[14]

Peter Seewald, người phỏng vấn Giáo hoàng Biển Đức XVI, từng là một người cộng sản chân chính, đã từng cho phát hành hai cuốn sách khác về các cuộc phỏng vấn Giáo hoàng Biển Đức XVI với tựa là Salz der Erde, Licht der Welt (Muối của trái đất, ánh sáng thế giới) và Gott und die Welt (Thượng đế và thế giới). Những cuộc phỏng vấn cho cuốn sách „Letzte Gespräche" không được định phát hành khi giáo hoàng còn sống mà để làm tài liệu cho cuốn sách về tiểu sử của ông sau này.

Theo Seewald, giáo hoàng hiện sống trong chủng viện thuộc vườn của Vatican với bà phước Camilla, người săn sóc cho ông và hồng y Gänswein (60 tuổi). Giáo hoàng hiện đã yếu, đi cần xe đẩy, ông mỗi ngày cần phải xem chương trình tin tức Ý, anh em ông có lần nói là ông ghiền xem tin tức. Giáo hoàng Biển Đức XVI không nghĩ là Jorge Mario Bergoglios được bầu làm giáo hoàng thay thế mình. Trong khi giáo hoàng mới Phanxicô gọi điện thoại loan báo, thì Giáo hoàng Biển Đức lại ngồi ngóng đợi tin trước đài truyền hình nên không nghe được cú điện thoại.

Giáo hoàng tiết lộ trong các cuộc nói chuyện là ông đã từng yêu tha thiết. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phụ nữ cũng được theo học thần học Công giáo, Giáo hoàng lúc đó là một chàng trai trẻ, đẹp trai, thông minh, yêu chuộng nghệ thuật, thích làm thơ, đọc sách như của Hermann Hesse. Một trong những người cùng học kể lại, ông có ảnh hưởng tới phụ nữ và ngược lại cũng vậy. Cho nên việc quyết định sống độc thân không phải là một chuyện dễ dàng.[77]

Daniel Deckers, trong ban biên tập chính trị tờ FAZ cho đó là việc đáng tiếc về bày tỏ có vẻ cay đắng của giáo hoàng với nhà thờ Đức, mà sẽ bị nhóm chống lại việc có mặt nhiệt tình của nhà thờ trong xã hội lợi dụng. Theo Deckers trong thập niên 1980 không có linh mục nào trong nhà thờ có thể trở thành giám mục mà không có sự chấp thuận của Giáo hoàng Biển Đức XVI.[78]

78,000₫ Giá gốc là: 78,000₫.70,200₫Giá hiện tại là: 70,200₫.

Đức Biển Đức XVI đã qua đi, nhưng ảnh hưởng và chứng tá của ngài vẫn còn tồn tại lâu dài trong Giáo Hội. Những ngày này, cả thế giới Công Giáo hướng về ngài, một nhà thần học cũng là một vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo La Mã mới từ trần. Thiết tưởng, đây cũng là dịp để kẻ viết bài này gợi lên vài suy tư đơn sơ về con người vĩ đại này. 1. Hai khía cạnh dường như tương phản trong cùng một con người:Thời điểm năm 2005, các phương tiện truyền thông đại chúng chưa phổ biến như hiện nay, nên dù có loáng thoáng nghe qua cái tên của Hồng Y Josef Ratzinger, nhưng mình không biết mặt ngài. Lần đầu tiên mình biết mặt ngài là trong tang lễ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thú thật, mình không mấy thiện cảm với vị Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, Hồng Y Josef Ratzinger với đôi mắt sắc lẹm, khuôn mặt nghiêm túc đến đáng sợ của ngài trong khi cử hành phụng vụ có thể làm người đối diện, nhất là những kẻ biết ngài lần đầu lúc ấy có lẽ không mấy cảm tình. Là Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin (tên cũ là Thánh Bộ) trong một thời gian dài, khi cần tranh biện và xử lý công việc, con người ấy vẫn bị mang biệt danh là Hồng Y thiết giáp / xe tăng, một biệt danh được đặt cho ngài! Bởi lẽ ngài có phong cách của một nhà hộ giáo thời hiện đại, luôn bênh vực truyền thống và chống lại chủ nghĩa tương đối trong tín lý và luân lý nơi một xã hội Tây Phương luôn tìm cách phủ nhận cội rễ văn minh Kitô giáo của mình! Ngài không ngại đối thoại, tranh biện với tất cả những luồng tư tưởng trái chiều nhờ một gia sản tinh thần phong phú.Tuy nhiên, ẩn đằng sau vẻ ngoài có vẻ triệt để, học thuật và khó gần ấy, ngoài đời thực, người ta lại cảm nhận về một con người tính tình nho nhã, có vẻ dè dặt, phong thái khiêm nhu cho dù là một bậc thức giả lớn-không chỉ của Kitô giáo hay thế giới Tây Phương, nhưng còn ở tầm mức quốc tế nữa. Trong cuộc sống, ngài vẫn giữ lại những thói quen nhân bản đáng mến khi rất thương mèo, thích chơi piano, đam mê nhạc của Amedeus Mozart, và đam mê viết lách cho tới cuối đời. Thế mới hay, đừng vội đánh giá người nào chỉ qua cái nhìn đầu tiên. Ấn tượng đầu tiên về một người đúng là rất quan trọng, nhưng nó không phải là tất cả những gì chúng ta biết về người đó. Cần có một cái nhìn và hiểu biết đủ sâu hơn để thấy được hình ảnh của một người một cách toàn diện chứ không phiến diện võ đoán. 2. Một Giáo Hoàng thần học gia:Trước khi làm Giáo Hoàng được biết đến với tên gọi Biển Đức XVI (Benedictus / Benedetto / Benoit / Benedict / Bento...), thế giới thần học Kitô giáo đã nghe biết về một Josef Ratzinger-nhà thần học tên tuổi-từ lâu. Chịu chức Linh Mục lúc 24 tuổi, chỉ hai năm sau, khi 26 tuổi, ngài đã lấy bằng Tiến Sĩ Thần Học. Là một chuyên viên thần học của Công Đồng Vatican II, ngài cùng với Đức Cha Karol Wojtyla (Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) đã đóng góp vào công đồng chung thứ XXI của Giáo Hội Công Giáo, một công đồng gần nhất trong lịch sử Giáo Hội và đã đem lại nhiều lợi ích, được ví như làn gió Hiện Xuống Mới cho đời sống Giáo Hội trong thời hiện đại. Được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục (1977) rồi chỉ ba tháng sau được vinh thăng Hồng Y, Đức Hồng Y Josef Ratzinger là một nhà thần học lớn của Giáo Hội Công Giáo của thế kỉ XX. Ngài là một nhà thần học làm Giáo Hoàng, điều khá hiếm trong lịch sử Giáo Hội. Trong lịch sử các Giáo Hoàng, người ta thấy có những Giáo Hoàng là những triết gia (Đức Hyginô, Đức Gioan Phaolô II....), luật gia (Đức Urbanô VIII...), văn sĩ thi sĩ (Đức Piô II...), kiến trúc sư (Đức Julius II...), khoa học gia và là nhà toán học (Đức Sylvester II...), học giả (Đức Biển Đức XIV...). Chúng ta có nhiều nhà thần học, nhưng một nhà thần học làm Giáo Hoàng, thì không nhiều. Người ta có thể kể ra Lêô Cả (Thánh Leo I 400-461), Grêgôriô Cả (Thánh Gregory I 540-604), hay Lêô IX (Thánh Leo IX 1002-1054) như là những Giáo Hoàng thần học gia lớn. Cách đặc biệt hai vị đầu tiên là những giáo phụ và là những Tiến Sĩ Hội Thánh lớn của Giáo Hội Latin thời cổ đại và đầu thời trung cổ. Đúng là có nhiều Giáo Hoàng là giáo sư thần học nhưng là thần học gia thượng thặng thì khá hiếm. Cách quãng quá lâu để Giáo Hội lại có một Giáo Hoàng thần học gia như Đức Biển Đức XVI. Chắc chắn là người ta còn cần một thời gian dài để tìm hiểu, học hỏi và hấp thụ những di sản tinh thần do ngài để lại. Trong những ngày qua, người ta xem nhiều hình ảnh hay thước phim về cuộc đời vị Giáo Hoàng thần học gia quá cố. Điều đó là tốt. Nhưng có một cách để chúng ta vinh danh ngài và nhớ về ngài, đó là tìm hiểu, đọc và học hỏi những gì ngài viết ra. Đó là một cách mang ơn ngài rất cụ thể! Không phải kẻ viết bài này tìm cách tôn vinh những lãnh tụ của mình cách quá đáng, song đó là một sự thật mà đơn giản là chúng ta cần trân trọng.3. Một đời sống chứng tá trung thành với giáo huấn Công Giáo:Tuy là một thần học gia, sự khôn ngoan nơi ngài không chỉ phát xuất từ những tri thức mang tính thông tin ngài lãnh hội được trong quá trình học hành, suy tư và giảng dạy. Nó có nguồn gốc từ một đời sống chứng tá trung thành với giáo huấn Công Giáo. Được biết đến như một nhân vật điển hình cho nhóm bảo thủ và truyền thống, Đức Biển Đức XVI thường bênh vực và cho thấy tính hợp lý của giáo huấn truyền thống của Công Giáo vốn đang phải đối diện với biết bao phản đối, chỉ trích từ các luồng văn hóa, lối sống và triết học hiện đại. Có những luồng chỉ trích mang tính xây dựng, có những luồng chỉ trích ôn hòa, và cũng có những luồng chỉ trích đầy ác ý. Như biết bao vị “lãnh đạo” khác thường phải “lãnh đạn”, Đức Biển Đức XVI không tránh khỏi những chỉ trích. Ngài được coi là quá bảo thủ và truyền thống trong suy tư và quan điểm thần học luân lý. Ngài bị cho là người thích rườm rà màu mè trong những bộ lễ phục giáo hoàng khi giới thiệu lại những lễ phục tiền Công Đồng Vatican II, một động thái được những người cấp tiến hay thậm chí thuộc phái ôn hòa cho được coi là “đi lùi” so với nỗ lực cải cách phụng vụ bắt đầu từ thời các vị Giáo Hoàng như Phaolô VI, Gioan Phaolô I và Gioan Phaolô II. Ngài cũng thường bị hiểu sai bởi những trích dẫn trong các bài diễn văn của mình, vì những lời ngài nói đòi hỏi một vốn tri thức tinh thần cao độ để hiểu, một vốn liếng thường có nơi các nhà trí thức hơn là quảng đại quần chúng. Vào cuối đời, Ngài cũng bị người ta vu oan là thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Chính ngài thú nhận đã đau khổ nhiều vì những khó khăn xảy ra trong Giáo Hội những thập niên gần đây. Đó cũng là thực tế cuộc sống thôi, vì nhân vô thập toàn! Khi đã suy nghĩ và cầu nguyện lâu dài, ngài đi đến quyết định công bố sự thoái vị của mình vì lý do sức khỏe vào tháng 28/02/2013, gây nên một cú sốc lớn trong thế giới Công Giáo. Bởi lẽ ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên quyết định thoái vị kể từ khi Đức Grêgôriô XII thoái vị vào năm 1415 để chấm dứt cuộc Ly giáo Tây phương và là người đầu tiên làm điều này theo sáng kiến của bản thân kể từ triều đại Đức Cêlestinô V vào năm 1294. Nhiều người nhận ra sự thoái vị này là một hành động can đảm và khiêm nhường của ngài, khi chấp nhận bước vào trong bóng tối và hiệp thông với Giáo Hội bằng đời cầu nguyện âm thầm. Hành động này được nhiều người cho rằng trái ngược với việc Đức Gioan Phaolô II tiếp tục sứ vụ của ngài cho tới chết, dù dư luận có những lúc đòi ngài phải thoái vị. Mỗi vị Giáo Hoàng có cách hành động riêng, vì Đức Gioan Phaolô II coi việc trung thành với sứ vụ Phêrô của ngài là một thập giá ngài sẵn sàng ôm trọn cho tới chết, còn Đức Biển Đức XVI có lẽ có một cái nhìn về cơn khủng hoảng mà Giáo Hội đang phải đối diện cần phải có một người khác có khả năng hơn ngài đảm trách. Sự thánh thiện của Đức Biển Đức XVI tỏ hiện qua đời sống và các tác phẩm của ngài đã khiến nhiều người tin rằng ngài có thể được tuyên thánh trong tương lai, thậm chí ngài “khó” thoát khỏi tước danh Tiến Sĩ Hội Thánh thời hiện đại...4. Một sự liên tục không đứt quãng trong Huấn Quyền các Giáo Hoàng:Người ta vẫn truyền tai nhau câu nói dí dỏm nhưng rất thực tế: Người ta đến Roma để XEM Đức Gioan Phaolô II (vì triều giáo hoàng lâu dài nhiều kỉ lục của ngài!), để NGHE Đức Biển Đức XVI (vì những lời khôn ngoan sắc sảo và trí thông minh của Ngài) và để LÀM cùng với Đức Phanxicô (một vị giáo hoàng quan tâm tới tình hình mục vụ thực tiễn của Giáo Hội toàn cầu). Rất nhiều người tự cho là bảo thủ hay truyền thống, thậm chí có những nhóm lạc giáo, ly giáo đã sử dụng Đức Biển Đức XVI cho riêng họ khi cho rằng chỉ có ngài mới là Giáo Hoàng chân thật, còn Đức Phanxicô là Tiên Tri Giả, Giáo Hoàng giả, là Con Thú được nói đến trong Sách Khải Huyền... Những luận điệu như thế không thấy được tính liên tục không đứt quãng trong Huấn Quyền mà chính các vị Giáo Hoàng vẫn gìn giữ đối với kho tàng đức tin (fidei depositum). Dĩ nhiên, vẫn sẽ có những vấn đề khác nhau được giải quyết khác nhau vì tính tình khác biệt của từng vị, nhiều hoàn cảnh riêng rất tế nhị, kể cả ơn soi sáng của Thánh Thần ở mỗi thời khắc của Giáo Hội cũng là khác nhau nên có những khác biệt trong việc trình bày đức tin và phong hóa (luân lý) là khác nhau ở mỗi thời đại, kể cả cách hiểu về mạc khải của Chúa cũng còn là một quá trình tiệm tiến kia mà! (SGLHTCG số 95) Nếu còn tin vào Giáo Hội lữ hành thì chúng ta còn cần thấy mình chưa “xong việc”, thấy mình chưa “biết hết mọi sự”, nên vẫn phải còn vâng theo ơn soi sáng của Chúa để tiếp tục đón nhận, yêu mến và truyền lại kho tàng đức tin ấy dưới nhiều hình thức, thể hiện rất rõ qua Huấn Quyền liên tục không đứt quãng của các Giáo Hoàng. Đức Phanxicô đâu có nói gì nghịch lại với Thánh Kinh và Thánh Truyền, dù cho cách tiếp cận mục vụ của ngài được coi là mềm dẻo, thực tế và mang tính linh hoạt hơn, phù hợp hơn đối với một thế giới hôm nay nhiều thương tổn và đau khổ như một thứ “bệnh viện dã chiến” mà ngài nói tới nhiều lần. Đức Phanxicô cũng nhiều lần ghé thăm và gọi điện thoại cho Đức Biển Đức XVI và giữa hai vị luôn có tình huynh đệ giao hảo thực sự chứ không phải một sự diễn xuất giả tạo như nhiều người lầm tưởng và kết án. Chính Đức Phanxicô nhiều lần tỏ lòng quý trọng và biết ơn vị tiền nhiệm của mình là Đức Biển Đức XVI, và ngược lại, Đức Biển Đức XVI tuyên bố hoàn toàn vâng phục và yêu mến Đức Phanxicô, chúng ta lại không bắt chước các ngài sao? Chúng ta hãy quý mến Đức Gioan Phaolô II, chúng ta cũng hãy quý mến Đức Biển Đức XVI và hãy cũng một lòng quý mến như thế đối với Đức Phanxicô và cả những vị kế nhiệm ngài nữa. Chẳng phải Đức Giêsu đã phán: “Hỡi Phêrô, con là Đá, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng được” (Mt 16,18) đó sao? Đức Biển Đức XVI đã qua đi, nhưng ảnh hưởng và chứng tá của ngài vẫn còn tồn tại lâu dài trong Giáo Hội. Giữa một thế giới nhiều biến động và khủng hoảng, đời sống chứng tá của vị Giáo Hoàng này sẽ còn là điểm tựa cần thiết của Giáo Hội, không chỉ cho thế kỉ XX, nhưng còn cho thế kỉ XXI nữa. Con Chiên Nhỏ Lễ An Táng Đức Biển Đức XVI05/01/2023