Thời gian qua, chiêu trò lừa đảo nhắn tin nhờ chuyển tiền đã được cơ quan chức cảnh báo nhiều, tuy nhiên, với hình thức tinh vi hơn, các đối tượng đã dùng thủ đoạn mới, đó là gọi videocall qua Zalo, Facebook. Nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh của người thân đã có sự tin tưởng, không nghi ngờ mà làm theo yêu cầu nhờ chuyển tiền của các đối tượng lừa đảo.
Thời gian qua, chiêu trò lừa đảo nhắn tin nhờ chuyển tiền đã được cơ quan chức cảnh báo nhiều, tuy nhiên, với hình thức tinh vi hơn, các đối tượng đã dùng thủ đoạn mới, đó là gọi videocall qua Zalo, Facebook. Nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh của người thân đã có sự tin tưởng, không nghi ngờ mà làm theo yêu cầu nhờ chuyển tiền của các đối tượng lừa đảo.
Một đặc điểm cực kì nổi bật để nhận biết các cuộc gọi video lừa đảo đó là những cuộc gọi này đều có thời lượng cực kỳ ngắn chỉ từ vài giây và không đến 1 phút.
Khi một cuộc gọi video được thực hiện thì chất lượng của cuộc gọi sẽ cực kỳ thấp, người nhận có thể dễ dàng thấy được các chi tiết hình ảnh bị mờ, bị vỡ nét. Ngoài ra chất lượng âm thanh cũng sẽ rất thấp, âm thanh bị rè hoặc có tiếng ồn xung quanh.
Những cuộc gọi lừa đảo thì khuôn mặt của người gọi sẽ cực kỳ giả tạo, khuôn mặt có phần bị đơ khi nói chuyện và có thể trông rất lúng túng. Thậm chí màu da và màu nền cuộc cuộc gọi không đồng bộ với nhau cũng là một trong những yếu tố để biết được đây là cuộc gọi lừa đảo.
Vì là một cuộc gọi deepfake nên khi thực hiện cuộc gọi có thể phần tiếng và phần hình của cuộc trò chuyện sẽ không đồng nhất với nhau. Có thể là tiếng đi trước hình hoặc hình đi trước tiếng nhưng chắc chắn rằng chúng sẽ không khớp với nhau.
Sau khi thực hiện cuộc gọi được một lát thì bạn sẽ nhận được thông báo rằng tín hiệu yếu và không thể tiếp tục được cuộc gọi cũng là một yếu tố mà người nhận cần lưu ý để xem xét nó là cuộc gọi lừa đảo.
VOV.VN - Khi nhận được những cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân có thể chủ động nhắn tin, gọi điện về tổng đài số 156 để phản ánh các trường hợp nhận cuộc gọi, tin nhắn rác, có dấu hiệu lừa đảo.