Trình Độ Văn Hoá 10/12 Là Gì

Trình Độ Văn Hoá 10/12 Là Gì

Khi chuẩn bị đơn xin việc, sơ yếu lý lịch là thứ không thể thiếu trong hồ sơ cá nhân, nghe có vẻ quen thuộc tuy nhiên nhiều bạn còn mắc sai sót không biết trình độ ghi đại học hay 12/12, đặc biệt là cách ghi trình độ văn hóa một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó nhiều người không phân biệt được trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Vậy trình độ văn hóa là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất.

Khi chuẩn bị đơn xin việc, sơ yếu lý lịch là thứ không thể thiếu trong hồ sơ cá nhân, nghe có vẻ quen thuộc tuy nhiên nhiều bạn còn mắc sai sót không biết trình độ ghi đại học hay 12/12, đặc biệt là cách ghi trình độ văn hóa một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó nhiều người không phân biệt được trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Vậy trình độ văn hóa là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất.

Phân biệt giữa trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và trình độ học vấn

3 Trình độ này đều là những mục có trên tờ khai sơ yếu lý lịch tự thuật, nhiều mẫu còn đánh đồng chúng với nhau. Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn đúng như vậy, cụ thể:

Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Khai báo trong đơn xin việc, sơ yếu lý lịch hoặc các giấy tờ khác là việc làm cần thiết giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được trình độ của ứng viên nhằm làm căn cứ để ra quyết định tuyển dụng như xác định hệ số lương, nâng cao bậc học hoặc cấp học bổng, đào tạo,…

Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn thường được ghi là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo hoặc bồi dưỡng tại thời điểm kê khai thông tin như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp… và thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Bên cạnh đó, những người có nhiều văn bằng đào tạo như bằng Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ và cả Tiến sĩ thì chỉ cần kê khai trình độ chuyên môn cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Điền trình độ chuyên môn vào lý lịch thế nào là chuẩn?

Về trình độ văn hóa / trình độ học vấn

Trình độ trong sơ yếu lý lịch thường nằm tại Phần I. Lịch sử bản thân, bao gồm “trình độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn”, bắt buộc ứng viên phải điền đầy đủ và chính xác.

Ứng viên đã học qua cấp bậc học nào thì ghi chính xác vào mục “trình độ văn hóa” hoặc mục “trình độ học vấn” tương ứng. Cụ thể là ứng viên phải ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào… Tùy vào mục hiển thị trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch mà ứng viên sẽ có cách ghi phù hợp.

Ứng viên chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tính tại thời điểm kê khai và thuộc chuyên ngành đào tạo nào.

Ví dụ: Nếu trình độ chuyên môn cao nhất của bạn là tốt nghiệp đại học luật, chỉ cần ghi trình độ chuyên môn Cử nhân luật.

Trình độ văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến việc ứng tuyển

Trình độ văn hóa có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ứng tuyển và khả năng được chấp nhận vào một vị trí công việc. Cụ thể:

Tuy nhiên, trình độ văn hóa không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công trong việc ứng tuyển. Các yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm và thái độ làm việc cũng đóng vai trò quan trọng.

Trình độ văn hóa giúp mỗi người có cơ hội học tập và làm việc tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó cũng góp phần hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống văn minh cho mỗi cá nhân. Trong xã hội, trình độ văn hóa góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Một xã hội có trình độ văn hóa cao sẽ có nhiều người có tri thức, có ý thức trách nhiệm, góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Trình độ văn hóa và trình độ học vấn

Tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 về các cấp học và trình độ đào tạo theo hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

– Giáo dục mầm non bao gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.

– Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

– Giáo dục nghề nghiệp bao gồm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.

– Giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong đó:

Sau khi hoàn thành cấp học, cá nhân sẽ được cấp bằng tốt nghiệp thể hiện việc hoàn thành chương trình học cũng như đạt đủ điều kiện để tốt nghiệp. Từ trình độ học vấn được thể hiện trên đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, CV nhà tuyển dụng có thể xác định trình độ của ứng viên.

Theo hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức mẫu HS02-VC/BNV được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV về khai thông tin trình độ học vấn hay trình độ giáo dục phổ thông bằng cách ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Do đó, trong sơ yếu lý lịch hoặc bìa hồ sơ xin việc là trình độ học vấn theo các cấp độ học tập thuộc hệ đào tạo tương ứng.

Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Từ năm 1956 đến năm 1976, theo quy định của Bộ Giáo dục (theo Nghị định 596 ngày 30/8/1956 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên) các trường phổ thông được tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm. Do đó, thế hệ 6x – 7x là hệ phổ thông 10 năm, khi kê khai thông tin trong Sơ yếu lý lịch, tại mục Trình độ văn hóa sẽ ghi theo hệ 10. Ví dụ, nếu học hết lớp thì ghi là 10/10, nếu đang học lớp 10 thì ghi 9/10.

Còn hiện nay, hệ thống giáo dục đang thực hiện hệ đào tạo giáo dục phổ thông 12 năm, có sự phân chia rõ ràng thành 3 cấp học, bao gồm Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Ở bậc cao hơn hệ phổ thông thì có Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học. Do đó, những người học tập ở thế hệ sau sẽ ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch theo hệ phổ thông 12 (công thức: Lớp học xong/12). Ví dụ: Nếu đã hoàn thành xong chương trình lớp 9 và không học nữa thì ghi là 9/12, nếu đang học lớp 12 thì ghi là 11/12, nếu đã tốt nghiệp lớp 12 thì ghi 12/12.

LƯU Ý: Trường hợp đã tốt nghiệp xong lớp 12, sau đó học lên các cấp cao hơn như Cao đẳng, Đại học, Cao học thì vẫn ghi là 12/12.

Chỉ có một vài trường hợp khác cần phải kê khai thông tin chi tiết, tường tận hơn nữa, bao gồm việc trình bày cả hệ đào tạo. Cụ thể hơn bao gồm: Hệ chính quy, hệ trung cấp nghề,...

Một sai lầm phổ biến mà mọi người thường nhầm lẫn đó là đánh đồng Trình độ văn hóa và Trình độ học vấn khi viết sơ yếu lý lịch. Thực tế thì hiện nay vẫn còn nhiều mẫu Sơ yếu lý lịch ghi trình độ văn hóa thành trình độ chuyên môn.

Một số lưu ý khi ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc và sơ yếu lý lịch

Nhiều ứng viên thường nhầm lẫn tốt nghiệp đại học thì nên ghi là đại học, tuy nhiên điều này lại không đúng, do trình độ văn hoá chỉ xét trên các cấp bậc học trung học phổ thông gồm mù chữ – tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông và không gồm các bậc học như đại học, cao đẳng… Do đó, nếu bạn đã tốt nghiệp hoặc đang học các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng,… thì nên ghi là 12/12. Còn nếu các bạn tốt nghiệp chuyên ngành nào của trường thì nên ghi Cử nhân Luật, Thạc sĩ Luật hoặc Tiến sĩ Luật tương ứng vào mục trình độ chuyên môn. Xem thêm: Có nên học thạc sĩ không? Tất tần tật các điều kiện cần biết để học thạc sĩ

Như đã đề cập ở trên, mẫu HS02-VC/BNV ban hành có kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV đã hướng dẫn khai trình độ trong sơ yếu lý lịch đối với viên chức như sau: Trình độ giáo dục phổ thông – ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.

Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h sẽ giúp các bạn hiểu trình độ văn hóa là gì, sự khác biệt trong cách ghi trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn cũng như trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Hãy chú ý trình bày trong đơn xin việc một cách chính xác và chỉn chu nhất để các nhà tuyển dụng nắm được những thông tin mà bạn đề cập đến cũng như đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn.

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Lương thưởng 10 triệu, làm cách nào để lên kế hoạch chi tiêu ngày Tết hợp lý?

Nếu chỉ hiểu trình độ văn hóa là các cấp độ học vấn theo các bậc thì cách hiểu này vẫn chưa thực sự đúng. Bởi vì theo nghĩa rộng, trình độ văn hóa còn bao gồm cả sự phát triển vật chất, tinh thần của một cá nhân, xã hội, trong đó chứa cả lối sống, đạo đức.

Theo cách hiểu phổ biến thì trình độ văn hóa là cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông, bao gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Tuy nhiên, cách hiểu này chưa hoàn toàn đúng, trình độ văn hóa là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả mức độ hiểu biết, kiến thức và kỹ năng văn hóa của một cá nhân hoặc một cộng đồng. Nó đề cập đến tập hợp các đặc điểm văn hoá mà con người có, bao gồm những kiến thức về nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, xã hội và các giá trị đạo đức.