Xuất hiện từ lâu tại nhiều quốc gia, khái niệm tiện ích kép (all-in-one) nghĩa là mọi dịch vụ tiêu chuẩn về giáo dục, y tế, mua sắm, giải trí…được tích hợp đầy đủ trong cùng một khuôn viên. Các khu đô thị hay dự án nhà ở tích hợp được tiện ích kép đang trở thành sản phẩm bất động sản hấp dẫn tại nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Xuất hiện từ lâu tại nhiều quốc gia, khái niệm tiện ích kép (all-in-one) nghĩa là mọi dịch vụ tiêu chuẩn về giáo dục, y tế, mua sắm, giải trí…được tích hợp đầy đủ trong cùng một khuôn viên. Các khu đô thị hay dự án nhà ở tích hợp được tiện ích kép đang trở thành sản phẩm bất động sản hấp dẫn tại nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Chị Nguyễn Thị Thu, 31 tuổi, thạc sĩ sư phạm văn Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội), đang làm việc tại Hà Nội cho rằng việc trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS xưng “con”, thưa thầy, thưa cô là chuyện bình thường.
Ở bậc THPT, học trò có thể xưng “con” với các thầy cô lớn tuổi và giáo viên mới ra trường, còn trẻ thì việc xưng hô có thể là “em thưa thầy”, “em thưa cô”, theo chị Thu.
Chị Thu không ủng hộ học sinh xưng "tôi" với giáo viên ngay khi học THPT, vì điều này "có vẻ đi ngược lại tinh thần tôn sư trọng đạo", bất kể các em có thể dùng ngôi "tôi" để trình bày vấn đề trong bài văn nghị luận.
“Khi lên bậc CĐ, ĐH, tôi ủng hộ cách sinh viên “thưa thầy”, “thưa cô” khi phát biểu, và xưng “tôi”, khi trình bày ý kiến, phản biện các đề tài, vấn đề do giảng viên đưa ra. Điều này thể hiện ý kiến của một người trưởng thành và độc lập", chị Thu nói.
Thầy Đặng Văn Út, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bình Chánh, H.Bình Chánh, TP.HCM, cho hay bao đời nay học trò từ mầm non đến THPT vẫn xưng “con” với thầy cô.
"Các thầy cô cũng gọi các học sinh là “con”. Chữ “con” đó vừa ấm áp, thân tình, vừa cho thấy trường học cũng là nhà, để mỗi thầy cô có trách nhiệm giảng dạy, dìu dắt, dạy dỗ các trò nên người. Tôi đã ngoài 60 tuổi, đã từng dạy nhiều học trò, các em lấy lập gia đình, sinh con, tôi lại tiếp tục dạy dỗ con cái của các em ấy. Gặp tôi ngoài đời, phụ huynh của học trò vẫn vòng tay “con thưa thầy”, “con chào thầy, thầy có khỏe không”, thầy Út chia sẻ.
Bao người thầy đã dìu dắt nhiều thế hệ học sinh, có những người thầy dạy cho cả cha và con trong một gia đình
Thầy Út đồng thời bày tỏ quan điểm: "Không có chuyện gọi học trò là “con” thì không tôn trọng sự phát triển độc lập của các trò. Cũng không có chuyện khi trò xưng “con” với giáo viên thì các em ấy mất đi chính kiến, bản lĩnh, thui chột đi năng lực tư duy".
Đó là ý kiến của chị Nguyễn Thùy Nhi, 31 tuổi, cựu sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền, đang làm việc trong công ty truyền thông tại Hà Nội.
"Trước đây, khi mới 22 tuổi, vừa ra trường, tôi được mời tới trao đổi với sinh viên, chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Mình xưng “tôi”, gọi sinh viên là “các bạn”. Nhưng khi một bạn giơ tay phát biểu “con thưa cô”, tôi hết hồn. Sau đó, tôi mới biết sinh viên này xưng “con” với tất cả giáo viên từ bậc phổ thông và vẫn duy trì thói quen này khi vào ĐH. Bạn xưng “con” với tất cả giảng viên trong trường ĐH, dù có người chỉ hơn 6, 7 tuổi”, Thùy Nhi nói.
Đó là ý kiến của chị Đỗ Ngọc, một giáo viên tại tỉnh Quảng Ninh. Theo chị Ngọc, theo yêu cầu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân giáo viên, giảng viên không gọi học sinh là “con”, để tôn trọng sự phát triển, sáng tạo của mỗi nhân cách tự do. Tuy nhiên, việc tôn trọng sự phát triển, sáng tạo của mỗi cá nhân là từ phương pháp giáo dục, chứ không phải do cách xưng hô, thầy cô gọi trò là “con”, hay là “bạn”, là “anh chị” mà tạo thành.
Nhiều phụ huynh cho rằng em bé mầm non nói với cô giáo là “tôi thưa cô” là không ổn!
Chị Đỗ Ngọc cho hay giáo viên gọi học sinh là “con”, học sinh thưa lại với giáo viên là “con thưa thầy”, “con thưa cô” trước đây được xuất phát từ các tỉnh miền Trung, miền Nam. Nhiều năm qua, tại các tỉnh miền Bắc tôi nhận thấy có sự thay đổi. Từ việc trò xưng “em thưa cô”, thành “con thưa cô”. Từ việc thầy cô gọi học trò là “các em”, sang việc gọi là “các con”.
“Tôi thấy rằng điều này có những tác động tích cực, khiến không gian lớp học trở nên ấm áp, thân tình hơn. Trước khi là một giáo viên dạy dỗ truyền đạt kiến thức, thầy cô phải là người thân, người bạn để học trò tin cậy, giãi bày những tâm tư, tình cảm. Tại Quảng Ninh có những trường học như trường liên cấp Đoàn Thị Điểm, từ cấp tiểu học, THCS, THPT, trò đều xưng “con thưa thầy”, “con thưa cô”, giáo viên gọi các học sinh là “con”. Ngôi trường này cũng nổi tiếng với những học sinh có những năng lực khác biệt, tư duy độc lập, sáng tạo”.
Chị Đoàn Thị Yến, phụ huynh có con học cấp THCS tại Trường quốc tế Á Châu, TP.HCM cho biết: “Con tôi xưng “con” với thầy cô giáo từ mầm non tới nay. Thầy cô cũng trò chuyện, trao đổi với các con là “chào các con”, “các con có vấn đề gì cần giải đáp, liên hệ với thầy, cô”. Cách xưng hô này thân tình, ấm áp, đúng tinh thần tôn sư trọng đạo, tôi thấy không có gì cần điều chỉnh”, chị Yến nói.
Theo chị Yến, khi lên THPT, sau 15 tuổi, học sinh có thể cân nhắc cách gọi thầy cô là “em thưa cô” hay “con thưa cô”, tùy là cô giáo đó trẻ tuổi hay đã lớn tuổi. Hoặc trong các phần thuyết trình, phản biện, các học sinh có thể dùng “tôi” để bày tỏ chính kiến.
“Theo đề xuất của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân giáo viên không gọi học sinh là "con" còn người học nên xưng "tôi" trong mọi cấp học tôi không đồng tình. Nghe trẻ mầm non gọi “tôi thưa thầy”, “tôi thưa cô’” thật không ổn. Các thầy, cô dỗ dành trẻ, chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ lúc nào cũng nói “các bạn lại đây cho tôi”, “các bạn vẽ bức tranh này cho tôi”, thật khó mà có thể cho các trẻ cảm giác yên tâm, ấm áp như một gia đình”, phụ huynh Yến cho biết.
Còn bạn, bạn có ý kiến gì về việc giáo viên không gọi học sinh là "con"? Xin gửi phản hồi cho Báo Thanh Niên trong phần bình luận cuối bài. Trân trọng cảm ơn!